Đây là một báo cáo từ kết quả nghiên cứu toàn cầu do Tập đoàn tư vấn nhân lực ManpowerGroup (Mỹ) công bố mới đây.
Ứng viên đánh giá tầm quan trọng của thương hiệu
Cũng theo báo cáo của ManpowerGroup, trong số các ứng viên được hỏi có không dưới 1 người xác nhận bị tác động bởi thương hiệu của tổ chức. Tỉ lệ này có xu hướng tăng lên đối với nhân sự ở cấp cao, khi quyết định dịch chuyển công việc.
Kênh nội bộ là nguồn thông tin đáng tin cậy về thương hiệu nhà tuyển dụng
Ai là người bị tác động nhiều bởi thương hiệu?
Đó là thế hệ Thiên niên kỷ (Millennial, hay còn gọi là Thế hệ Y, độ tuổi từ 25-34). Họ thường đóng vai trò quản lý và có trung bình 10-12 năm kinh nghiệm làm việc. Giờ đây, việc xem xét đánh giá không chỉ từ phía doanh nghiệp mà còn từ phía ứng viên cân nhắc mức độ phù hợp của doanh nghiệp với nhu cầu và mong muốn của bản thân.
Tận dụng chính nhân viên của doanh nghiệp
Báo cáo cho thấy, một phần ba ứng viên nhận định nhân viên trong công ty chính là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất về thương hiệu của công ty đó, thậm chí ở mức độ cao hơn so với trang web của công ty, các mạng xã hội, các bài báo hay các phương tiện truyền thông khác…
Theo ông Simon Matthews, Tổng Giám đốc tập đoàn ManpowerGroup Việt Nam, việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (THNTD) không chỉ để tuyển dụng nhân viên tiềm năng, mà còn là cách để tăng sự gắn kết nhân viên hiện tại. “Vì họ chính là các đại sứ thương hiệu tốt nhất của công ty”.
Doanh nghiệp thường tập trung vào các kênh bên ngoài mà chưa đẩy mạnh kênh nội bộ: Các kế hoạch truyền thông nội bộ, hoạt động gắn kết người lao động, chương trình làm tăng nhận biết thương hiệu chưa trở thành chiến lược cần được quan tâm và thực hiện liên tục.
Ông Simon nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần có sự linh hoạt và đan xen về đối tượng chuyển tải thương hiệu khi xây dựng chiến lược thu hút, giữ chân và phát triển nhân tài hiện nay.
Đọc thêm về các báo cáo nhân sự của ManpowerGroup tại ĐÂY
P.V
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn