Phó Thủ tướng khẳng định: Năm nay là khóa đầu tiên làm đầu tư công theo trung hạn nên có câu chuyện giao vốn, giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng đầu tư công là rất quan trọng.
Lãnh đạo Chính phủ nói: Khi ban hành luật thì đánh giá là tiến bộ, có nhiều quy định chặt chẽ, siết chặt đầu tư công, khắc phục dàn tải, manh mún, kém hiệu quả... Tuy nhiên, vì sao lại phát sinh vướng mắc, giao vốn chậm cho địa phương, có phải vì chưa có kinh nghiệm hay không? Tư duy giải ngân đầu tư công là như thế nào thì cần phải chỉ ra 1 số công việc, các công trình điển hình để từ đó rút kinh nghiệm và sửa chữa.
Theo Phó Thủ tướng, thời gian vừa qua Bộ Y tế muốn xây dựng hình thức hợp tác công tư (PPP) trong y tế mà không biết làm thế nào. BOT là chủ trương đúng mà sao hiện nay chúng ta làm lại chán thế. Rồi các Nghị định liên quan tới thể chế, phát triển rất nhiều nhưng thực hiện chậm lắm, chất lượng không bảo đảm.
Phó Thủ tướng cho rằng: Hiện quy hoạch, chúng ta vẫn còn tồn tại tư duy kiểu vẽ dự án, dưới đến xin sau đó Bộ KH&ĐT cấp tiền là xong. Giờ người ta cần thế chế không cần tiền đâu. Người ta làm dự án này nọ, ai lên Chính phủ xin vài ba tỷ ưu đãi làm gì?
Sắp tới làm nền kinh tế chia sẻ, thì phải làm sao cho chính sách đi vào thực tế nhanh hơn. Hai năm qua Bộ có nhiều nỗ lực đổi mới, tư duy lãnh đạo bộ mới nhưng truyền tải xuống dưới lãnh đạo thuộc bộ vẫn còn khoảng cách.
"Đầu tư công đi được 2 năm rưỡi rồi thì nên có đánh giá 3 năm thực hiện cái này và đề xuất điều chỉnh. Phần đầu tư công địa phương vượt thu ngân sách thì người ta được bố trí cao hơn mức 2,2 triệu tỷ đồng phân bổ từ đâu", Phó Thủ tướng nói.
Nguyễn Tuyền
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn