Thế giới cổ đại đầy sắc màu trong mắt loài khủng long

Thứ năm - 11/08/2016 17:33

Thế giới cổ đại đầy sắc màu trong mắt loài khủng long

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện loài khủng long sở hữu một gene đặc biệt khiến chúng nhìn thấy thế giới qua nhiều sắc thái màu đỏ khác nhau.

Khủng long nhìn thế giới bằng sắc tố đỏ. Ảnh minh họa: Deliverance.

IFL Science đưa tin, trong nghiên cứu mới về gene công bố hôm 3/8 trên tạp chí Kỷ yếu của Hiệp hội Hoàng gia B, các nhà khoa học chỉ ra khủng long có thể nhìn thấy thế giới toàn màu đỏ. Trên thực tế, khủng long có thể thấy được nhiều sắc thái đỏ đến mức con cháu của chúng tiến hóa với các bộ phận màu đỏ trên cơ thể như vỏ và lông với mục đích ghép đôi. Tuy nhiên, đây không phải là màu sắc duy nhất mà khủng long có thể nhìn thấy.

"Việc nhìn màu qua các sắc quang phổ được tiến hóa từ sớm trên các loài có xương sống, vì thế khủng long cũng nhìn được màu", tiến sĩ Nick Mundy ở khoa Động vật học thuộc Đại học Cambridge, Anh, đồng tác giả nghiên cứu, lý giải. "Nghiên cứu của chúng tôi lần đầu tiên chỉ ra loài khủng long có cách nhìn màu đặc trưng. Đôi mắt của chúng nhạy cảm với màu đỏ trong bảng quang phổ".

Để tìm ra thế giới cổ đại trông như thế nào qua con mắt của khủng long bạo chúa, nhóm nghiên cứu so sánh con đường tiến hóa của rùa và chim. Cả hai loài này đều có chung tổ tiên là khủng long không thuộc họ chim. Họ chú trọng xem xét quá trình phát triển của gene CYP2J19, cho phép rùa và chim chuyển đổi sắc tố vàng trong thức ăn thành màu đỏ.

Những sinh vật này có thể sử dụng sắc tố đỏ để tạo màu cho mỏ và lông của chúng nhằm mục đích phô diễn với bạn tình. Khả năng chuyển đổi sắc tố này còn cho phép chúng pha thêm sắc tố đỏ vào võng mạc, giúp mở rộng phạm vi nhìn màu trong quang phổ đỏ. Việc sở hữu gene CYP2J19 góp phần tăng cường khả năng nhìn thấy màu đỏ của chúng. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự xuất hiện của gene này cũng giúp tổ tiên của chúng nhìn thấy màu đỏ.

Bằng cách lần ngược dấu vết của CYP2J19 từ hai con đường tiến hóa, các nhà nghiên cứu có thể tính ra gene này xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 250 triệu năm trước ở cuối kỉ Permi, khi cuộc đại tuyệt chủng xóa sổ hầu hết sự sống trên Trái Đất. Lúc đầu gene CYP2J19 tiến hóa ở thằn lằn chúa, một nhóm bao gồm thằn lằn và rùa, sau này là chim, cá sấu, thằn lằn bay và khủng long không thuộc giống chim.

"Những phát hiện là bằng chứng cho thấy gene màu đỏ có nguồn gốc từ thằn lằn nguyên thủy", Mundy kết luận.

Loài người có thể phân biệt nhiều sắc thái khác nhau của màu đỏ, nhưng loài chim còn có thể nhìn thấy nhiều hơn cả chúng ta. Dải quang phổ màu đỏ đa dạng này tương ứng với khả năng nhìn được các màu đỏ, xanh dương và xanh lá của con người. Nhiều khả năng loài khủng long cũng có khả năng nhìn được nhiều quang phổ đỏ như vậy.

Loài bò sát có vảy và rắn tách khỏi thằn lằn chúa trước rùa và trước khi gene CUP2J19 xuất hiện. Vì vậy, chúng không có khả năng nhìn thấy màu đỏ.

Cá sấu tách ra từ thằn lằn chúa sau rùa và vẫn giữ được gene CYP2J19. Tuy nhiên, cá sấu hiện đại không thể pha thêm sắc tố đỏ vào võng mạc. Điều này chỉ ra trong quá trình tiến hóa, chúng có thể mất gene này thông qua chọn lọc tự nhiên.

Các loài chim hiện đại đa số đều có tầm nhìn màu cực tốt và chúng là họ hàng gần với khủng long hơn là cá sấu. Nếu tổ tiên của chúng cũng vậy, nhiều khả năng khủng long không chỉ nhìn thế giới dưới sắc đỏ mà cả xanh dương, xanh lá cây và nhiều sắc thái khác.

Xem thêm:  'Tiểu khủng long' gặm tảo biển dưới đáy Thái Bình Dương

Phương Hoa

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây