"Chúng tôi đã quan sát các dữ liệu vệ tinh và có những dấu hiệu cho thấy lửa thây ma có thể sẽ bùng phát trở lại", ông Mark Parrington, một nhà khoa học cấp cao và chuyên gia về lửa tự nhiên tại Cơ quan Giám sát Khí quyển của Liên minh châu Âu, cho hay.
Những điểm nóng này - hiện chưa được xác nhận bằng các phương pháp đo lường mặt đất - tập trung cao ở những vùng cháy lớn vào mùa hè năm ngoái.
Năm 2019 là năm xuất hiện nhiều đám cháy lớn và kéo dài chưa từng thấy trên khắp các khu vực ở Siberia và Alaska.
Lửa thây ma là loại lửa liên tục cháy ngầm dưới lòng đất.
Tháng 6/2019 là thời điểm nóng kỉ lục trong vòng 150 năm trở lại đây, các đám cháy được ước tính là đã thải ra 50 triệu tấn CO2 vào khí quyển, ngang với lượng khí CO2 thải ra hàng năm của Thụy Điển.
"Chúng ta có thể sẽ thấy ảnh hưởng tích tụ dần của đợt cháy năm ngoái ở Bắc Cực với tình hình khí hậu năm nay, và nó có thể dẫn tới hiện tượng cháy quy mô lớn và lâu dài ở cùng khu vực," ông Parrington nói.
Năm 2020 là năm tồi tệ nhất đối với các vụ cháy rừng ở Bắc Cực được ghi nhận, kể từ khi việc giám sát đáng tin cậy bắt đầu cách đây 17 năm. Những đám cháy ở Bắc Cực vào mùa hè này đã giải phóng lượng carbon trong nửa đầu tháng 7 nhiều hơn cả một quốc gia có diện tích như Cuba hoặc Tunisia trong một năm.
Theo giám sát của Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus, tổ chức giám sát Trái đất của Liên minh Châu Âu có hơn 100 ngọn lửa đã bùng cháy khắp Bắc Cực kể từ đầu tháng 6/2020.
"Rõ ràng là nó có liên quan. Chúng tôi thực sự không mong đợi để chứng kiến những mức độ cháy rừng này”, nhà khoa học cấp cao của Copernicus, Mark Parrington thông tin.
"Lửa thây ma là loại lửa liên tục cháy ngầm dưới lòng đất và sẽ bùng lên trên bề mặt sau một khoảng thời gian", ông Mike Waddington, một chuyên gia về hệ sinh thái tại Đại học McMaster ở Canada, cho biết.
Than nằm sâu trong đất hữu cơ hoặc đất than bùn có thể cháy trong nhiều tuần, nhiều tháng và thậm chí nhiều năm sau đó.
Các nhà khoa học theo dõi Alaska cũng chứng kiến những cảnh tượng tương tự.
Lửa thây ma bùng cháy khắp Siberia mùa hè 2020.
"Chúng tôi đã ghi nhận ngày càng nhiều hiện tượng lựa vẫn cháy giữa thời tiết lạnh giá và ẩm ướt của mùa đông, và tiếp tục tái xuất vào mùa xuân sau đó", Hiệp hội Khoa học về Lửa tại Alaska - gồm 4 trường đại học và các viện nghiên cứu viết trong công bố về mùa xuân năm 2020.
Từ năm 2005 tới nay, các nhà khoa học tại Alaska đã ghi nhận 39 "ngọn lửa dai dẳng" như vậy. Kết hợp những quan sát đó với dữ liệu vệ tinh, nhóm nghiên cứu thấy rằng hầu hết các ngọn lửa đều quá nhỏ để xác định bằng hình ảnh vệ tinh. Nhưng ngoài ra, cũng có những đám đủ lớn để quan sát từ không trung.
Những đám cháy lớn hồi năm ngoái bị gây ra một phần do nhiệt độ cao kỉ lục. Một số vùng ở Siberia và Alaska ấm hơn 10 độ C so với cùng thời điểm những năm trước đó.
Nhiệt độ tại Greendland tăng dần làm tan chảy những hòn đảo băng dài hàng km, gây ra sự tan chảy của 600 tỉ tấn băng trong năm - chiếm tới 40% tổng lượng nước biển dâng trong năm 2019.
Theo Copernicus, các đám cháy cũng giải phóng các chất ô nhiễm khác khiến chất lượng không khí xấu đi ở châu Âu, Nga và Canada. Các nhà khoa học Trái đất đang lo ngại các điều kiện tương tự cho năm 2021 và có thể hơn.
"Chúng tôi biết rằng nhiệt độ ở Bắc Cực đang tăng với tốc độ nhanh hơn mức trung bình toàn cầu và điều kiện ấm hơn, khô hơn sẽ tạo điều kiện thích hợp cho đám cháy phát triển khi chúng bắt đầu. Việc giám sát của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về tác động quy mô lớn hơn của cháy rừng và khói thải, có thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân lập kế hoạch trước những tác động của ô nhiễm không khí”, Parrington nhấn mạnh.
Nguồn tin: eneoia.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn