Loại nấm có thể phát ra ánh sáng xanh lục được tìm thấy tại rừng Meghalaya, Ấn Độ, được nhà khoa học phát hiện, công bố trên tạp chí Phytotaxa.
Nấm phát quang thuộc chi Roridomyces. (Ảnh: China News).
Nhà khoa học Xu Jianchu thuộc Viện Thực vật học Côn Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và nhóm nghiên cứu Ấn Độ, trong quá trình nghiên cứu cây gỗ tại rừng Meghalaya (vùng Đông Bắc Ấn Độ) đã tìm thấy một loại nấm phát quang từ thân tre.
Bằng phương pháp phân tích hình thái vùng trình tự gene của loại nấm này, các nhà khoa học cho biết đây là nấm phát quang sinh học thuộc chi nấm Roridomyces, là một loài nấm mới trong tự nhiên. Loài nấm này có khả năng phát ra ánh sáng xanh lục pha vàng nhờ enzyme luciferase, khi chất này xúc tác trong phản ứng oxy hóa, tạo ra ánh sáng sinh học từ thể quả và sợi nấm, nhằm mục đích thu hút côn trùng hoặc tránh khỏi sự tấn công của kẻ thù.
Trên thế giới có 97 loài nấm phát quang sinh học, tuy nhiên chức năng sinh lý học và sinh thái của đặc điểm này vẫn chưa được làm rõ. Xu Jianchu, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, loại nấm phát quang mới này có thể được ứng dụng vào nghiên cứu ô nhiễm môi trường, giống như một dạng cảm biến với sự thay đổi của môi trường. Hiện nhóm tiếp tục tìm hiểu sự phát quang của loài nấm thuộc chi Roridomyces có liên quan gì tới biến đổi khí hậu, môi trường.
Nguồn tin: eneoia.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn