Hàng triệu người đang mất quyền tiếp cận các thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh, điều này có thể làm trầm trọng thêm bệnh béo phì trên toàn thế giới và có thể gây ra đại dịch mới toàn cầu.
Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, đến cuối năm nay có hơn 130 triệu người phải đối mặt với nạn đói, thế nhưng nghịch lý ở các nước phát triển lại là mối đe dọa nghiêm trọng hơn nhiều từ chứng béo phì.
Hiện nay, số người thừa cân lớn gấp nhiều lần so với số người đói.
Trong thời gian đại dịch Covid-19, mọi người trên khắp thế giới bị cắt giảm hoặc mất thu nhập, do đó buộc phải dè sẻn về đồ ăn thức uống, chọn những thực phẩm có hại, cụ thể là đồ ăn nhanh fast-food.
Ngay hiện nay, số người thừa cân lớn gấp nhiều lần so với số người đói, hiện tượng này đặc biệt dễ nhận thấy ở các nước phát triển.
Chẳng hạn, 2/3 người Anh hiện đang khổ sở vì thừa cân hoặc béo phì. Kết quả là, 1/7 các trường hợp tử vong ở đất nước này là do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, khiến tốn phí y tế không ngừng tăng lên. Các nhà nghiên cứu đã xác minh được rằng những người thừa cân dễ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và ung thư.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hiện nay có 3 ba tỷ người trên khắp thế giới không thể cho phép mình sử dụng chế độ ăn uống lành mạnh, từ đó tạo tiền đề cho sự xuất hiện của những cân nặng dư thừa. Tiếp đến, là phát sinh một dạng đại dịch mới.
Nếu không thi hành các biện pháp cần thiết, thì do thừa cân và phát sinh các vấn đề sức khỏe trong thập kỷ tới, chi phí chăm sóc y tế trên thế giới sẽ tăng 1,3 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Nguồn tin: eneoia.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn