Các châu lục trên Trái Đất có thể sáp nhập thành siêu lục địa

Chủ nhật - 11/09/2016 19:00

Các châu lục trên Trái Đất có thể sáp nhập thành siêu lục địa

Các nhà khoa học cho rằng viễn cảnh các châu lục hiện nay trở thành một siêu lục địa duy nhất có thể thành hiện thực trong 250 triệu năm nữa.

Các lục địa trên Trái Đất luôn chuyển động không ngừng. Theo các nhà khoa học, hơn 250 triệu năm trước, chúng đã tách ra từ một lục địa duy nhất gọi là Pangaea. Trong tương lai, chúng cũng hoàn toàn có thể sáp nhập lại thành một siêu lục địa mới, gọi là "Pangaea Proxima", theo BBC. 

Christopher Scotese, nhà địa chất học ở đại học Texas, Mỹ, cho rằng sự trôi nổi của các lục địa trên bề mặt Trái Đất rất thất thường, rất khó hình dung ra vị trí thật sự của các lục địa trong quá khứ cũng như cách bố trí lại trong tương lai.

"50 triệu năm nữa, Australia sẽ chạm vào Đông Nam Á, mở rộng phạm vi đất liền đến một mức độ lớn hơn", ông phỏng đoán. Châu Phi cũng sẽ được đẩy lên sát với miền nam châu Âu, và Đại Tây Dương sẽ mở rộng thành một đại dương lớn.

Video minh họa cho dự đoán sáp nhập lục địa của Scotese:

 

Bằng những công cụ định vị vệ tinh hiện đại, các nhà khoa học có được những bằng chứng chính xác về sự dịch chuyển của bề mặt Trái Đất. Các lục địa nằm trên các mảng kiến tạo địa lý có tốc độ di chuyển khác nhau, có mảng chỉ di chuyển 30 mm một năm, nhưng những mảng kiến tạo khác thì trôi nhanh gấp 5 lần.

Trôi dạt lục địa

Hơn 100 năm trước, nhà địa vật lý người Đức Alfred Wegener đã đưa ra lý thuyết trôi dạt lục địa, do nhận thấy sự tương đồng đáng kể giữa các hóa thạch thực vật và động vật được tìm thấy trên các châu lục vốn bị ngăn cách bởi đại dương rộng lớn.

Điều này cho thấy vào thời điểm những loài này còn sống, các châu lục kết nối với nhau. Nhìn bản đồ, Wegener nhận thấy rằng hình dáng của các lục địa ở hai bên bờ của Đại Tây Dương có thể được xếp khít vào nhau (Nam Mỹ và châu Phi giống như hai mảnh ghép khổng lồ).

Đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay là những châu lục vốn đã liên kết với nhau hàng triệu năm trước, còn hiện nay chỉ trôi dạt ra xa nhau? Wegener không giải thích được tại sao các lục địa trôi dạt ra xa nhau, nên giả thuyết của ông ít được quan tâm.

Nam Mỹ và châu Phi khớp vừa khít với nhau. Ảnh: Illustration Works/Alamy

Đầu những năm 1950, Marie Tharp, nhà địa chất học và đại dương học người Mỹ, phát hiện ra những bí mật quan trọng sâu dưới lòng đại dương phần nào làm sáng tỏ giả thuyết của Wegener.

Việc lập bản đồ chi tiết một dãy núi ngầm khổng lồ trải dài hàng nghìn km ngoằn ngoèo giữa lòng Đại Tây Dương, được đặt tên là "sống núi giữa đại dương", giúp nhân loại thay đổi hẳn suy nghĩ về sự hình thành bề mặt Trái Đất.

Harry Hess, nhà địa chất người Mỹ đồng thời là chỉ huy tàu ngầm trong Thế Chiến II, sử dụng sóng siêu âm để khảo sát chi tiết bề mặt đáy đại dương, cho thấy sự hiện diện của những sống núi giữa đại dương.

Ý tưởng mà Hess đưa ra là bề mặt đáy đại dương liên tục chuyển động thay đổi, cho dù là rất chậm. Magma nóng trào lên qua những vết nứt địa lý nhanh chóng nguội đi thành đá cứng, những lớp magma mới phun trào đẩy lớp đá cứng trượt xuống hai bên sườn núi.

Sự dịch chuyển sang ngang của lớp đá cứng, vuông góc với sống núi ngầm khiến cho các mảng kiến tạo địa lý dịch chuyển, đẩy các lục địa trôi dạt xa nhau. Đó là nội dung căn bản lý thuyết của Hess được gọi là "giãn tách đáy đại dương", nhưng vẫn chưa đủ sức thuyết phục đối với những nhà địa chất học đầy hoài nghi.

Trong lòng đại dương chứa đựng những rặng núi ngầm hùng vĩ. Ảnh: The Protected Art Archive/Alamy

=>> Xem tiếp: Giãn tách đáy đại dương

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây