Tên gọi Ottoman có nguồn gốc từ Osman I (còn gọi là Osman Bey), con trai của Ertuğrul Gazi, người đã tuyên bố sự độc lập của nhà nước Ottoman năm 1299.
Hoàng đế của đế chế Ottoman được gọi là Sultan có truyền thống truyền lại ngôi báu và của cải cho con trai cả. Chính vì vậy, nhiều người con còn lại của hoàng đế Ottoman gây ra những xung đột, chính biến... nhằm chiếm lấy ngai vàng. Cảnh tượng huynh đệ tương tàn vì ngai vàng thường thấy ở Đế chế Ottoman. Sau khi lên ngôi, Sultan mới sẽ giam cầm tất cả anh em của mình. Sau khi Sultan có con trai nối dõi - người thừa kế ngai báu sẽ giết tất cả anh em khác.
Khi một Sultan của đế chế Ottoman đột ngột qua đời, đôi lúc hoàng tử - người thừa kế ngai vàng bị bắt giữ và giam cầm ngay trong chính cung điện Topkapi ở Istanbul. Nơi giam giữ đặc biệt đó được gọi là kafes (cái lồng). Theo đó, hoàng tử của Ottoman có thể bị giam cầm suốt đời trong kafe, chịu sự giám sát chặt chẽ và một vị vua mới lên ngôi.
Mặc dù là người đứng đầu đất nước nhưng các Sultan của Đế chế Ottoman cũng cảm thấy ngột ngạt, bức bối ngay trong cung điện Topkapi lộng lẫy. Bởi lẽ, họ không thể nói chuyện quá nhiều vì nếu làm như vậy được cho là bất lịch sự. Do vậy, phần lớn thời gian của các Sultan là sự yên tĩnh, im lặng đến rùng mình.
Người Ottoman cũng thực hiện nhiều vụ hành quyết để răn đe những người khác. Theo đó, đao phủ sẽ chặt đầu phạm nhân ở bên trong cung điện Topkapi và có một đài phun nước riêng dành cho đao phủ rửa tay sau khi hành hình.
Mặc dù Sultan được biết đến là người đứng đầu đế quốc Ottoman nhưng thực chất tể tướng mới là người có quyền lực nhất. Tể tướng là người đưa ra quyết định hành hình hay bắt giữ bất cứ người nào.
Nơi đáng sợ nhất ở cung điện Topkapi chính là hậu cung của hoàng đế Ottoman. Theo đó, hậu cung gồm khoảng 2.000 phụ nữ bị đem dâng lên, bắt giữ hoặc được mua để làm vợ hoặc thê thiếp của nhà vua. Trong hậu cung, những người phụ nữ đấu đá, tranh giành để nhận được ân sủng của nhà vua.
Janissary là những đơn vị bộ binh ưu tú của Đế quốc Ottoman được đào tạo đặc biệt. Lực lượng này thường thực hiện các nhiệm vụ chiến thuật đột kích luồn sâu, phá vỡ đội hình đối phương. Lực lượng Janissary đóng góp quan trọng trong các cuộc chinh phục thành công của Đế quốc Ottoman.
Nguồn tin: eneoia.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn