Sóc cái có xu hướng hoạt động nhiều hơn sóc đực khi ở trên mặt đất. Ảnh: Rex Features. |
Nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Northern Arizona và Đại học Alaska Fairbanks, Mỹ kết luận sóc cái có xu hướng hoạt động nhiều hơn sóc đực trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Royal Society Open Science hôm 28/9, Independent đưa tin.
Nhóm nghiên cứu lắp thiết bị theo dõi lên khoảng 50 con sóc có tên khoa học là Spermophilus parryii ở bang Alaska, Mỹ, để giám sát hoạt động của chúng từ tháng 5 đến tháng 7. Họ nhận thấy về tổng thể, sóc cái dành ít thời gian trên mặt đất hơn sóc đực bởi chúng phải chăm sóc con trong hang dưới đất. Dù có thời gian trên mặt đất lâu hơn, sóc đực lại kém hoạt động hơn con cái.
"Chúng tôi vẫn chưa tìm hiểu được con đực làm gì trên mặt đất, chúng có thể thực hiện một số nhiệm vụ như xây dựng và bảo vệ lãnh thổ hoặc đơn giản là nằm lười nhác sưởi nắng trong thời gian còn lại", nhóm nghiên cứu viết.
Một nguyên nhân khác đó là trong khoảng thời gian nghiên cứu, những con cái đang nuôi con bằng sữa mẹ, vì thế chúng cần phải ăn nhiều hơn.
"Nhiều bằng chứng được ghi nhận từ các loài động vật có móng guốc như hươu, lợn, dê cho thấy trong thời kỳ con cái cho con bú, con đực có sự cảnh giác cao hơn dẫn tới việc giảm kiếm cỏ", nhóm nghiên cứu giải thích.
Xem thêm: Nguy cơ nhiễm bệnh từ nuôi thú cưng hoang dã
Hiền AnhNguồn tin: vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn