Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Thứ hai - 21/09/2020 21:59

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Nếu bị ung thư cổ tử cung , chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Tìm hiểu về ung thư cổ tử cung

  • Ung thư cổ tử cung là gì?
  • Dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung
    • 1. Đau lưng
    • 2. Đau vùng chậu
    • 3. Chảy máu bất thường
    • 4. Bất thường trong tiểu tiện
    • 5. Dịch âm đạo bất thường
    • 6. Chu kì kinh nguyệt bất thường
    • 7. Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ
    • 8. Thiếu máu
    • 9. Mệt mỏi
  • Yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung nếu làm xét nghiệm Pap thường xuyên. Bạn có thể chữa khỏi ung thư cổ tử cung có thể nếu phát hiện bệnh sớm. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, đây là lý do số lượng trường hợp ung thư cổ tử cung đang giảm dần trên thế giới.

Ung thư cổ tử cung do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Điều đáng sợ nhất là bệnh ung thư cổ tử cung có thể không có triệu chứng nào rõ ràng ở giai đoạn đầu. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ước tính có khoảng 12.340 trường hợp ung thư cổ tử cung ở Mỹ mỗi năm. Đáng buồn thay, khoảng 4.000 phụ nữ chết bởi căn bệnh này vì không kịp thời phát hiện những triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời.

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung một khi họ bắt đầu có quan hệ. Và u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân phổ biến nhất khiến các tế bào ung thư ác tính bắt đầu phát triển trong các mô của cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới mà chị em thường gặp. Mặc dù bệnh có thể gây tử vong cho chị em nhưng cũng lại là bệnh có thể ngăn ngừa và điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, kịp thời.

Xét nghiệm pap smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) là cách tốt nhất để xác định bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư này hay không. Ngoài ra, nếu thấy các triệu chứng như dưới đây thì chị em cũng cần hết sức chú ý vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư cổ tử cung.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung

1. Đau lưng

Vùng chậu hoặc đau lưng, đặc biệt là ở khu vực lưng dưới cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Bạn càng phải cảnh giác hơn nếu thấy cơn đau lan xuống chân và thậm chí gây ra sưng (phù) ở chân.


Ung thư cổ tử cung thường gây đau lưng, đau bụng dưới...

2. Đau vùng chậu

Nhiều phụ nữ phải chịu chứng chuột rút trong chu kì kinh nguyệt hàng tháng của mình. Tuy nhiên, chị em cần hết sức chú ý nếu thấy đau nhức ở quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ở những ngày không có kinh nguyệt. Bởi vì đó có thể là những triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung.

3. Chảy máu bất thường

Một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường (chảy máu âm đạo ở những ngày không phải chu kì kinh nguyệt). Tuy nhiên, mức độ chảy máu có thể khác nhau với mỗi người phụ nữ, có người chảy máu nhiều nhưng cũng có người chảy máu ít. Điểm chung là tất cả đều không rõ nguyên nhân tại sao chảy máu. Nếu bạn cũng bị chảy máu âm đạo bất thường như vậy thì hãy cảnh giác và đi khám để biết có phải do ung thư cổ tử cung gây ra hay không.

4. Bất thường trong tiểu tiện

Bất kỳ sự thay đổi trong thói quen tiểu tiện, chẳng hạn như rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hoặc vận động mạnh, có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu... đều có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Trong trường hợp này, nếu đúng do ung thư cổ tử cung gây ra thì chứng tỏ các tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận khác trong cơ thể.

5. Dịch âm đạo bất thường

Dịch âm đạo nếu có màu trong hoặc hơi trắng, không có mùi hôi và thường xuất hiện trong những ngày rụng trứng giữa chu kì kinh nguyệt. Trong trường hợp dịch âm đạo tăng bất thường, màu sắc lạ (có màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu), có mùi khó chịu... thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, những bệnh ung thư khác ở "vùng kín" như ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng... cũng có thể gây ra những dấu hiệu bất thường ở dịch âm đạo. Vì vậy, chị em phải đi khám phụ khoa mới có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất.


Khi cổ tử cung bị kích thích do ung thư cổ tử cung, nó sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng.

6. Chu kì kinh nguyệt bất thường

Khi cổ tử cung bị kích thích do ung thư cổ tử cung, nó sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng. Sự cân bằng hormone cũng bị thay đổi. Kết quả là chu kì kinh nguyệt của bạn không được bình thường như trước đây. Bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm... Vì vậy, chị em không được bỏ qua dấu hiệu khác thường này.

7. Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ

Ngay cả những chị em không gặp vấn đề ở tử cung cũng có thể thấy có máu xuất hiện sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau và chảy máu sau quan hệ tình dục xảy ra thường xuyên hơn thì đó có thể là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở cơ quan sinh sản như ung thư cổ tử cung. Bạn nên đi kiểm tra sớm khi thấy dấu hiệu này.

8. Thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra với bệnh ung thư cổ tử cung vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Thiếu máu thường khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.

9. Mệt mỏi

Ung thư cổ tử cung có thể gây ra chứng suy nhược cơ thể, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chậm chạp, lờ đờ và khó chịu trong cơ thể.

Yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung được chia thành 2 loại. Ung thư biểu mô tế bào vảy bắt đầu từ các tế bào mỏng, phẳng lót bên ngoài tử cung, phóng xạ vào âm đạo. Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung loại này. Loại thứ 2 là ung thư mô tuyến, bắt đầu từ các tế bào tuyến hình cột nằm trong ống cổ tử cung.

Theo Đại học Johns Hopkins, những người thuộc nhóm sau đây có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao:

Quan hệ sớm: Quan hệ trước 18 tuổi, không lành mạnh và có nhiều bạn tình.

Nhiễm HPV: Virus HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân của hầu hết ca mắc ung thư cổ tử cung. Nhiễm virus HPV thường do giao hợp không an toàn. Tuy nhiên, không phải mọi phụ nữ nhiễm virus này đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. 90% bệnh nhân sẽ tự khỏi sau 2 năm.

Không làm xét nghiệm PAP thường xuyên: Đại học Johns Hopkins thống kê ung thư cổ tử cung phổ biến hơn ở những phụ nữ không làm xét nghiệm PAP thường xuyên. Xét nghiệm này giúp bác sĩ tìm ra các tế bào bất thường trong bộ phận sinh dục. Nếu có, bệnh nhân sẽ được loại bỏ sớm để ngăn ngừa.

Nhiễm HIV hoặc các bệnh lý khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch: HIV là căn nguyên dẫn đến AIDS. Nếu nhiễm virus HIV, bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh, trong đó có ung thư.


Các bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung đa phần có tiền sử nhiễm virus HPV. (Ảnh: HCDC).

Béo phì, hút thuốc: Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gần gấp đôi so với người không sử dụng chất này. Ngoài ra, nhóm thừa cân, ăn ít rau xanh, trái cây cũng có khả năng bị bệnh cao hơn.

Tiền sử gia đình bị ung thư cổ tử cung: Đến nay, các nhà khoa học chưa thể khẳng định tính di truyền của ung thư. Tuy nhiên, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao gấp 2-3 lần nếu mẹ hoặc chị gái của họ có tiền sử mắc bệnh này.

Nhiễm chlamydia: Đây là bệnh lây qua đường tình dục gây lở loét, viêm nhiễm. Một số nghiên cứu chỉ ra nhiều bệnh nhân ung thư cổ tử cung có kết quả xét nghiệm máu nhiễm chlamydia.

Sử dụng thuốc Diethylstilbestrol (DES): Đây là thuốc ngăn sẩy thai được nhiều phụ nữ sử dụng từ năm 1940 đến 1971. Nhóm phụ nữ có mẹ dùng DES khi mang thai tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn người khác. Người có mẹ sử dụng thuốc trong 16 tuần đầu của thai kỳ, khả năng bị bệnh càng nhiều hơn. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấm phụ nữ sử dụng DES trong thời kỳ mang thai từ năm 1971.

  • 10 vị thần được sùng bái nhất Ai Cập cổ đại
  • Sự thật về chú mèo không có mắt gây bão mạng
  • 8 điều cần ghi nhớ để phân biệt hàng hiệu nước ngoài thật hay giả

Nguồn tin: eneoia.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây