Trong những năm gần đây, du lịch Thanh Hải, Trung Quốc bước vào quá trình phát triển mạnh. Ngoài những địa điểm quá quen thuộc với mọi người như hồ Thanh Hải hoặc hồ muối Chaka, còn có một số danh thắng khác ít người biết đến, đó "Mắt quỷ".
"Mắt quỷ" nằm ở tỉnh Thanh Hải, hình thành do suối nước nóng Aiken có tuổi đời hàng nghìn năm dưới dãy núi Côn Lôn tạo ra.
Suối Aiken có đường kính hơn 10 mét, nước sôi sùng sục không ngừng bốc khói lên, khoảng chất lưu huỳnh xung quanh suối lâu ngày kết tủa lại. Vào mùa xuân, màu sắc của đất xung quanh suối sẽ chuyển sang màu nâu đỏ hoặc vàng, cùng nhiều màu sắc khác rất độc đáo.
Từ trên không nhìn xuống, người ta nhìn thấy suối Aiken giống hệt một đôi mắt khổng lồ. Nước suối phun lên từ lòng đất, cùng với lớp trầm tích khiến lớp đất trở nên đỏ sẫm, tạo thành một con ngươi kỳ dị trông rất đáng sợ.
Trong tiếng Mông Cổ, "Aiken" có nghĩa là "khủng khiếp" hoặc "kinh dị". Du khách có thể nhận thấy sự khác biệt giữa suối nước nóng này và những nơi khác.
Đó là do hàm lượng lưu huỳnh cao nên khu vực quanh suối không có cỏ, cây cối hay bất kỳ sinh vật sống nào tồn tại. Giữa một không gian rộng lớn vắng vẻ, chỉ có một con suối có màu sắc kỳ dị không ngừng phun nước lên.
Nếu một con vật nào đó uống nhầm nước, nó sẽ bị ngộ độc và chết. Vì vậy, có rất nhiều động vật chết xung quanh nơi này.
Lưu huỳnh chứa trong nước suối vượt xa mức bình thường, không chỉ đủ để đe dọa tính mạng mà còn có khả năng ăn mòn đá xung quanh. Dưới sự bào mòn của nước suối qua năm tháng, những tảng đá màu nâu đỏ xung quanh tưởng như cứng, nhưng thực chất lại rất mềm, nếu không cẩn thận, bạn có thể chìm xuống đó, chẳng khác gì đầm lầy.
Trong những ghi chép về con suối này trong sách, năm 1885, một nhà thám hiểm người Nga đến Thanh Hải và Tân Cương, đã phát hiện con suối nước nóng lộ thiên này. Người ta nói rằng, vào thời điểm đó, có một cột nước phun ra cao khoảng nửa mét từ con suối này. Dù không thể phun thành tia, nhưng nó vẫn sủi bọt và cực kỳ nóng, điều này thực sự rất đáng sợ.
Mặc dù suối Aiken có thể khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi, môi trường xung quanh cũng quá cằn cỗi, nhưng ở một số khía cạnh khác, con suối này vẫn có những lợi thế nhất định.
Tuy không uống trực tiếp được, nhưng nguồn nước ở đây có giá trị cao trong y học, có thể chữa được bệnh nấm da chân nếu ngâm với một lượng nhỏ nước.
Ngoài ra, vào mùa hè, lượng lưu huỳnh trong suối cũng có tác dụng xua đuổi côn trùng. Dường như mọi thứ đều có vai trò riêng của nó.
Các chuyên gia suy đoán rằng, sự hình thành của suối Aiken có liên quan tới các đới đứt gãy sâu trong lòng đất trong thời kỳ cổ đại. Tỉnh Thanh Hải nằm ở rìa phía bắc của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, đây là khu vực có hoạt động kiến tạo mạnh mẽ.
Những đứt gãy do địa chấn lớn như ở núi Côn Lôn hay Tây Tần Lĩnh đều đi qua Thanh Hải. Trong các đới đứt gãy thường có các thung lũng, suối, hồ.
Tháng 10/2010, sau khi điều tra về suối Aiken, các nhà khoa học đã khoanh vùng các khu vực có trữ lượng nước lớn và tính toán rằng, lượng nước ngọt tại đây có thể lên tới 2000 đến 3000 m3 mỗi ngày.
Tuy nhiên trong đó, tốc độ dòng chảy và thành phần hóa học của suối Aiken cần được điều tra và phân tích thêm.
Nguồn tin: eneoia.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn