Tròn 100 năm về trước, vào năm 1918 toàn bộ người Nga mất đến 13 ngày trong tháng 2 vì lý do hết sức đơn giản.
Toàn bộ người dân nước Nga mất đến gần 1 nửa tháng 2, chính xác là 13 ngày vào thời điểm 100 năm về trước. Lý do của sự kiện lạ lùng này hết sức đơn giản: Chính quyền nước Nga Xô viết lúc bấy giờ chính thức đổi từ lịch cũ, hay còn gọi là lịch Julian sang lịch mới, hay còn gọi là lịch Gregorian hoặc dương lịch.
Chính quyền nước Nga Xô viết lúc bấy giờ ban hành sách lệnh mới “Về việc áp dụng lịch Tây Âu”, trong sắc lệnh này quay định ngay sau ngày 31/1/1918 là ngày 14/2/1918, thay vì ngày 1/2/1918 như thường lệ. Sắc lệnh này nêu rõ mục tiêu là “thiết lập hệ thống tính toán thời gian ở Nga tương ứng với hầu hết các quốc gia khác”.
Lịch bàn của lãnh tụ Vladimir Lenin tại Điện Kremlin . (Ảnh: Sputnik).
Việc chuyển đổi lịch tại châu Âu từng được thực hiện vào đầu thế kỷ thứ 18, trước đó khu vực này sử dụng lịch Julian do Hoàng đế La Mã Julius Caesar ban hành từ ngày 1/1/45 TCN. Tuy nhiên loại lịch này bị lệch và chậm hơn so với lịch hiện đại, hay lịch Gregorian được ban hành từ thế kỷ 16. Tính đến năm 1900, lịch Julian lệch 13 ngày so với lịch Gregorian.
Ban đầu, những người Bolshevik dự định chuyển đổi dần dần lịch mới bằng cách bớt 1 ngày mỗi năm. Tuy nhiên lực chọn này hết sức rắc rối và tiêu tốn quá nhiều thời gian cho công việc chuyển đổi, do đó những người Bolshevik đưa ra quyết định đơn giản hơn – cắt gọn 13 ngày sau 1 đêm, thay vì phải chờ đợi đến 13 năm.
Trước khi sắc lệnh này được ban hành, vào năm 1917, Đế quốc Nga vẫn sử dụng lịch cũ (lịch Julian) do đó các sự kiện lớn trong năm này đều lệch so với thời gian thực tế. Ví dụ, Cách mạng tháng Mười Nga thực chất diễn ra vào ngày 7/11 (theo lịch mới) và sau này các hoạt động kỷ niệm tại Liên Xô và Nga đều diễn ra trong ngày này, nhưng theo lịch cũ của Nga, đó là ngày 25/10.
Nguồn tin: eneoia.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn