1. "Xác chết" sống dậy, náo động miền quê
"Xác chết" sống dậy là vụ án khiến Công an xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn (TP HCM) không bao giờ quên trong cuộc đời làm công tác bảo vệ hiện trường.
Vào một buổi sáng sớm cách đây hơn 4 năm, nhóm thanh niên ở xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) tá hỏa khi thấy một xác người nổi trên đám lục bình nên tức tốc báo công an.
Công an địa phương đến nơi, phát hiện xác chết dập dềnh trên sông nên cùng nhiều người dùng dây mây kéo xác vào bờ. Đưa lên bờ sông, xác chết đã tím tái, người dân địa phương khẳng định đó là bà N.T.D. (70 tuổi, người dân xã Đông Thạnh) nên báo cho gia đình bà.
Trong lúc chờ công an TP HCM đến khám nghiệm thì người thân nằng nặc đòi đưa bà về để đỡ lạnh lẽo. Tuy nhiên, khi người dân đang hiếu kỳ chen lấn xem sự việc thì bà D. mắt hé mở, tay chân động đậy và ngồi dậy.
Bà D. nổi trong đám lục bình suốt 5 giờ và sống lại sau đó
Trẻ em, người già miệng la thét "ma, ma" và ba chân bốn cẳng bỏ chạy. Lúc này, chính quyền địa phương đã hỗ trợ xe cấp cứu đưa bà cụ đến Bệnh viện huyện Hóc Môn sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM.
Tuy bác sĩ thăm khám, kê toa thuốc nhưng bà cụ không chịu uống mà cứ đòi về vì bà cho rằng "đâu có bệnh gì đâu mà phải uống thuốc".
Đến nay bà cụ vẫn sống khỏe, sống mạnh bên con cháu. Thi thoảng, người hiếu kỳ đến thăm hỏi, chủ yếu là tò mò và xin số đề. Thậm chí, có nhiều khách Tây sang du lịch cũng tò mò đến tận nhà bà để xem "xác chết sống dậy".
2. Những kẻ thích bóp "của quý" du khách
Có thể nói, những người làm công tác điều tra, truy tố và xét xử không còn xa lạ với kẻ trộm thích bóp "của quý" là M.P.H. (SN 1972) có hộ khẩu thường trú tại quận 1 (TP HCM).
M.P.H. từng 6 lần đi tù với một chiêu thức quen thuộc. Đó là dàn cảnh bóp "của quý" những nam du khách trẻ đẹp, có tài sản.
M.P.H. (áo xanh) cùng đồng phạm
Lần gần đây nhất, M.P.H. cùng đồng bọn đang lượn lờ trên các tuyến đường ở quận 1 thì thấy một nam du khách (người Úc) đang đi bộ có biểu hiện say nên H. tiến đến gần bóp vào vùng kín du khách rồi móc giấy tờ và điện thoại. Lúc này, 2 trinh sát Công an quận 1 đang đi tuần phát hiện đã đuổi theo, bắt giữ H.cùng đồng bọn.
Cũng với chiêu bóp "của quý" các nam du khách để trộm tài sản mà N.H.C. (SN 1994) và H.T.T (SN 1997, cùng ngụ quận 8) phải ăn cơm tù.
Để có tiền tiêu xài, C. rủ T. đi vòng vòng các tuyến đường để tìm con mồi là các nam du khách. Khi phát hiện 2 nam du khách quốc tịch Mỹ đang đi bộ. T. dừng xe để C. xuống tiếp cận nói chuyện và rủ du khách này vào khách sạn mát xa.
Trong lúc nói chuyện, C. đã thò tay vào túi quần bóp "của quý" nam du khách làm mất cảnh giác, tay còn lại móc lấy điện thoại rồi lên xe bỏ chạy. Hai bị hại đã kéo xe, tri hô và cùng người dân bắt giữ giao công an xử lý.
3. Kẻ trộm lạy bàn thờ trước khi ra tay
Có thể nói, tên trộm N.T.T. (26 tuổi, quê Cần Thơ) là một trong những kẻ trộm khiến dư luận nhớ dai và tò mò nhất khi không hiểu vì sao trước khi ra tay y thường quỳ lạy bàn thờ nhà gia chủ.
Kẻ trộm gây chú ý nhất năm
T. đã đột nhập vào nhà anh N.T.P. (ngụ TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) trộm 5 triệu đồng, điện thoại và máy tính bảng. Mặc dù mất tài sản nhưng chia sẻ với báo chí anh P. nói anh rất buồn cười khi không hiểu sao T. cứ liên tục nghiêm trang chắp tay lạy bàn thờ ông bà anh.
4.Giúp bắt cướp bị đánh tét đầu
Năm 2017 có lẽ là năm "hạn" của anh N.H.K. (23 tuổi, quê Bạc Liêu) khi gần hết năm mà anh vẫn còn gặp nạn.
Rạng sáng, anh K. chạy xe trên đường Nguyễn Kim (quận 10) thì phát hiện nhóm 4 người đang lượn lờ có biểu hiện lạ nên bám theo. Anh K. thấy một người đàn ông nghe điện thoại và nhóm 4 người đang theo dõi người đàn ông này.
Bất ngờ, nhóm thanh niên tăng ga áp sát giật điện thoại của nạn nhân. Anh K. liền tri hô "cướp, cướp" và tăng ga húc ngã xe của đối tượng.
Lúc này, hai đối tượng dùng hung khí tấn công anh K. và hai đối tượng còn lại dùng ly, chén tấn công anh đến tét đầu. Băng này định lấy xe của anh K. nhưng chê xe "cùi bắp" nên không lấy mà bỏ đi.
Người dân khu vực không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên chỉ hô "công an đến, công an đến" để vãn hồi. Được biết, anh K. làm nghề giao hàng và thường xuyên tham gia vào một nhóm "hiệp sĩ" ở TP HCM.
5. Kiện chủ tịch xã đòi chuồng bò
Có lẽ, vụ kiện của bà L.T.H. (ngụ xã Tân Thới Nhì, Hóc Môn) là vụ kiện dân sự gây chú ý nhất trong những ngày đầu năm 2018.
Theo đơn khởi kiện, bà H. dựng tạm chuồng bò trên phần đất 90 m² và một căn chòi 40 m² cho người quản gia.
Tuy nhiên, cuối tháng 6-2016, chủ tịch UBND xã Tân Thới Nhì ban hành quyết định đình chỉ thi công công trình vi phạm và quyết định cưỡng chế, phá dỡ công trình.
Không có căn cứ chấp nhận đơn kiện đòi chuồng và 7 con bò của bà H.
Sau khi bị cưỡng chế, bà H. khởi kiện vì cho rằng lực lượng chức năng làm mất 7 con bò của bà.
Dù không thắng kiện, bà H. còn phải chịu án phí 30 triệu đồng vì bị tòa án 2 cấp bác đơn khởi kiện khi nhận định rằng không có cơ sở để chấp nhận.
6.Con bò mất tích ở công an phường
Cũng liên quan đến con bò, anh Nguyễn Ngọc Tân (ngụ TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã khiếu nại về việc con bò bị mất tích khi được đưa đến công an phường Hòa Phú (TP Thủ Dầu Một).
Chiều 3-1, anh Tân lái ô tô qua địa bàn phường Hòa Phú thì bất ngờ một con bò từ đâu nhào đến đầu ô tô. Vụ tai nạn khiến xe ô tô bị hư hỏng nặng (phí sửa khoảng 100 triệu đồng) còn con bò bị gãy chân.
Con bò bị gãy chân sau tai nạn
Do chủ con bò không đến nhận nên công an phường đã dùng xe đưa con bò về phường nói sẽ bán con bò hỗ trợ phí sửa xe.
Tuy nhiên, hôm sau anh đến thì cán bộ công an phường nói rằng đã đem đi tiêu hủy con bò. Anh Tân đòi xem biên bản nhưng không được đáp ứng nên đã khiếu nại lên cấp cao hơn.
7."Doanh nhân Đà Nẵng" bị điều tra
Vì rảnh rỗi nên Phạm Văn Trị (31 tuổi, quê Quảng Ngãi) lên mạng lấy nickname Hằng Nguyễn kết bạn với các cô gái ở Vũng Tàu. "Hằng Nguyễn" nói rằng có bạn là doanh nhân giàu sụ muốn "thuê bạn gái" trong vòng 5 ngày và sẵn sàng trả 150 triệu đồng.
Doanh nhân dỏm ra tòa
Hôm sau, Trị xưng là doanh nhân ở Đà Nẵng gọi điện cho một thiếu nữ nói sắp vào TP HCM chơi, cần tìm bạn gái và được "Hằng Nguyễn" giới thiệu.
Sau khi đưa cô này vào khách sạn và "mây mưa", Trị chờ cô gái ngủ say đã lấy điện thoại, iPad cùng 10 triệu đồng rồi cao chạy xa bay.
Công an vào cuộc, từ hình ảnh camera nên Trị đã sa lưới không lâu sau đó.
8.Mất sạch tiền vì lấy ngày sinh làm mật khẩu
Lâu nay các ngân hàng thường khuyến cáo người dùng không nên lấy ngày sinh, số điện thoại, chứng minh nhân dân làm mật khẩu vì có thể làm "mồi" cho kẻ gian. Lời khuyên này đã được kiểm nghiệm qua một vụ án xảy ra tại Đà Nẵng.
Anh H.Q.S. (22 tuổi, quê Bình Định) là sinh viên năm 3 Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng. Hằng tháng, anh được người nhà chuyển tiền vào tài khoản một ngân hàng có chi nhánh tại Đà Nẵng.
Không nên dùng ngày sinh, CMND, số điện thoại làm mật khẩu ATM
Bị mất trộm ba lô bao gồm ví tiền, giấy tờ, thẻ ATM nhưng đến sáng hôm sau anh mới đến ngân hàng yêu cầu khóa thẻ. Tuy nhiên, việc trình báo này quá muộn khi kẻ trộm đã dùng thẻ ATM có mật khẩu là ngày sinh của anh S. để rút sạch 12 triệu đồng.
9.Bà giúp việc "chém tiếng Anh như gió"
Có lẽ bà H.Y. (40 tuổi, ngụ quận 7) là một trong những người giúp việc nói tiếng Anh "như gió" và là người giúp việc xui nhất năm.
Sau một thời gian làm lụng, không dám ăn, không dám mặc bà Y. đã dành dụm được 180 triệu đồng.
Một băng lừa đảo quý bà sa lưới
Vào một ngày đẹp trời, có một "doanh nhân" người Anh vào nhắn tin nói chuyện với bà trên facebook. Anh ta nói có nhiều tài sản, nhờ bà mua giùm biệt thự ở TP HCM, nếu mua được sẽ cho bà 300.000 USD tiền hoa hồng.
Anh ta còn nói sẽ gửi tặng bà một số hàng hóa có giá trị để làm tin. Tuy nhiên, sau đó có người xưng là nhân viên hải quan yêu cầu bà chuyển tiền đóng phí vì trong túi hàng có nhiều tiền USD. Tin lời, bà Y. chuyển 2 lần tổng cộng 180 triệu đồng và sau đó người tình khóa facebook còn bà thì ôm hận khi tiền mất, tình cũng bay xa.
Do mâu thuẫn chuyện vợ sắm đồ thắp hương sơ sài, Hà “cọ” nổ nhiều phát đạn bắn chết vợ. Hà dùng thủ đoạn...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn