Thế giới từng ghi nhận rất nhiều vụ cướp táo tợn gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Một số nhanh chóng bị lãng quên, nhưng có những vụ án người ta vẫn ghi nhớ và kể lại nhiều thập kỷ sau đó. Loạt bài “Những phi vụ cướp chấn động thế giới” sẽ hé lộ chi tiết ly kỳ sau mỗi lần gây án của những tên cướp ranh ma. |
Đó là trường hợp của vụ cướp tiền mặt lớn nhất lịch sử Nhật Bản với trị giá 300 triệu Yên (tương đương 3,6 triệu USD ngày nay) và để lại một bí ẩn không có lời giải suốt hơn 30 năm sau đó.
Chân dung hung thủ vụ cướp 300 triệu Yên ngày 10/12/1968
Tên cướp ranh ma
Vào một buổi sáng mưa gió ngày 10/12/1968, 4 nhân viên của Ngân hàng Nihon Shintaku Ginko chi nhánh Kokubunji có nhiệm vụ vận chuyển 300 triệu Yên là tiền thưởng cho công nhân của nhà máy Toshiba tại vùng ngoại ô Tokyo.
Khi cách nhà máy 200m, họ bất ngờ bị chặn lại bởi một thanh niên mặc trang phục cảnh sát đi xe mô tô Yamaha màu trắng.
Viên cảnh sát ra hiệu cho tài xế dừng xe. Anh ta nhanh chóng bước tới thông báo cho 4 người trên xe rằng chi nhánh ngân hàng của họ đã bị đánh bom và chiếc xe chở tiền này đang có một quả bom hẹn giờ ở phía dưới, sẽ nổ bất cứ lúc nào. Tình thế hết sức cấp bách, viên cảnh sát yêu cầu họ xuống xe ngay lập tức để anh ta xử lý quả bom.
Vì từng có đe dọa đánh bom ngân hàng, 4 bảo vệ sợ hãi vội vã bước ra. Vài giây sau khi cảnh sát cúi xuống kiểm tra bên dưới xe, khói và lửa bất ngờ bốc lên.
“Quả bom sắp phát nổ!” viên cảnh sát hét lên và ra lệnh cho 4 người chạy đến chỗ an toàn để bảo toàn tính mạng.
Khi các nhân viên ngân hàng Nihon Shintaku Ginko hoảng sợ bỏ chạy, lúc này, viên cảnh sát lộ rõ là một tên cướp giả mạo. Hắn ung dung bước tới vô lăng, nhấn ga và phóng xe đi, cùng với số tiền 300 triệu Yên, kết thúc vụ cướp vô cùng đơn giản và dễ dàng.
Tại hiện trường, 120 vật chứng được tìm thấy, trong đó có chiếc mô tô “cảnh sát” và những vật dụng tạo hiệu ứng “bom sắp phát nổ” mà thực chất chỉ là một ngọn lửa vô hại. Cảnh sát sau đó cũng nhận ra rằng một số tang vật đã được tên cướp cố tình để lại nhằm đánh lạc hướng điều tra.
Một cuộc tìm kiếm quy mô lớn được tiến hành, huy động tới 170.000 cảnh sát, 110.000 nghi can bị xét hỏi, 780.000 hình ảnh tên tội phạm qua phác thảo được phát đi trên toàn nước Nhật.
Ban đầu, một thanh niên 19 tuổi, là con trai của một gia đình sản xuất xe mô tô cảnh sát ở địa phương bị coi là nghi phạm chính. Nhưng chỉ 5 ngày sau vụ cướp, nghi phạm này bất ngờ qua đời vì nuốt phải độc dược potassium cyanide mà cha mình dùng để mạ điện. Người cha về sau đã lên tiếng phủ nhận vai trò của con mình trong vụ cướp và thế là vụ án rơi vào bế tắc.
1 năm sau đó, 1 người đàn ông 26 tuổi, là lái xe làm việc tại Văn phòng Chính phủ Canada tại Tokyo, đã bị bắt vì có ngoại hình rất giống bản phác thảo hình ảnh tên cướp. Nhưng với những bằng chứng ngoại phạm hoàn toàn thuyết phục, anh này đã được thả ra ngay sau đó.
Danh tính hung thủ và số phận 300 triệu Yên cuối cùng vẫn là một ẩn số. Nhiều thập kỷ sau đó, tên tội phạm cũng như vụ cướp táo tợn mà hắn gây ra đã trở thành đề tài cho nhiều tác phẩm điện ảnh, truyền hình, văn học, thậm chí cả truyện tranh.
Sa lưới
Theo quy định của luật pháp Nhật Bản, một vụ án điều tra trong vòng 20 năm mà không tìm ra được thủ phạm thì phải đóng hồ sơ. Tuy nhiên, vì đây là vụ cướp ngân hàng lớn nhất lịch sử nên Chính phủ Nhật đặc cách kéo dài điều tra. Và thực tế đã chứng minh đây là quyết định vô cùng sáng suốt.
Năm 2001, một thiếu niên 15 tuổi khi đi mua hàng tại cửa hàng tạp hóa đã sử dụng 2.500 Yên loại tiền mệnh giá 500 Yên có số sêri trùng với sêri của loại tiền 500 Yên nằm trong số 300 triệu Yên bị cướp năm 1968. Ngay lập tức, cảnh sát vào cuộc để điều tra làm rõ nguồn gốc số tiền này.
Cậu bé khai đó là số tiền mà một người bác đã cho. Lập tức, Yuji Ogata, 49 tuổi, chủ một nhà hàng ở thành phố Kagoshima bị bắt giữ. Tại nơi ở của người đàn ông này, cảnh sát đã tìm thấy 10 triệu Yên loại tiền mệnh giá 500 Yên có số sêri trùng với sêri của loại tiền 500 Yên nằm trong số 300 triệu Yên ấy.
Ngày 4/2/2001, Ogata bị tuyên phạt 25 năm tù giam về tội giả mạo cảnh sát cướp đi một số tiền lớn, kết thúc vụ án khiến cho giới chức trách “mất ăn mất ngủ” suốt hàng chục năm.
---------------------------------------------------
Nhìn thấy thủ phạm ở ngay trước mắt mà không thể bắt giữ hay định tội, đó là “nỗi niềm khó nói” của lực lượng cảnh sát Berlin (Đức) trong vụ cướp trang sức tại Trung tâm thương mại Kaufhaus Des Westens năm 2009.
Có những tình tiết ly kỳ nào đằng sau vụ cướp này? Mời độc giả đón đọc "Cặp cướp song sinh và màn thoát tội hoàn hảo" vào 4h, ngày 5/2/2017.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn