Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017: Thi trên giấy, chấm trên máy?

Chủ nhật - 04/09/2016 09:09

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017: Thi trên giấy, chấm trên máy?

Trả lời báo chí trong buổi họp báo nhân dịp đầu năm học mới 2016 – 2017 chiều nay, 4/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm tới áp dụng phương án thi tổng hợp trắc nghiệm các nhóm thi khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn, ngoại ngữ.

Trong buổi họp báo nhân dịp đầu năm học mới 2016 – 2017 diễn ra chiều 4/9, trước câu hỏi Bộ GD&ĐT về  phương án tổ chức thi công nhận tốt nghiệp và xét tuyển năm 2017, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện nay Bộ đã có một tổ công tác bao gồm các chuyên gia có kinh nghiệm rà soát 1 cách kỹ lưỡng phương án 2016, lắng nghe dư luận, lấy ý kiến.

“Tại thời điểm này chưa phải là chính thức nhưng hướng và chủ trương của Bộ là phương án năm nay không phải là đổi mới mà tiếp tục thực hiện phương án của 2016. Năm 2016 được đánh giá là một năm thi và tuyển về cơ bản thành công, được xã hội đồng tình”- Bộ trưởng Nhạ cho biết.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nhạ cũng thừa nhận, sau khi xem xét phương án 2016, có những điểm xét thấy cần cải thiện để tốt lên từ các bất cập.

Cụ thể, về tổ chức thi: Năm 2016 địa phương và ĐH, thực tế cho thấy địa phương có thể tổ chức được, thống nhất sẽ về 1 cụm. Về đề thi: Đề thi thực ra tốt nhưng những người làm giáo dục thấy chưa hợp lý là vẫn học thuộc lòng là chính.

 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp báo chiều nay 4/9. Ảnh: Như Ý

Năm 2016, trong quá trình thi cho thấy học sinh vẫn còn nhìn bài nhau. Chấm thi thì chấm theo barem nên mức độ “du di” khác nhau.

Vì thế, năm 2017 có cải tiến 1 bước là mở rộng ra tránh học lệch học tủ, nhưng áp dụng công nghệ thông tin để tạo thành những bài thi tổng hợp, vừa bao quát ngắn gọn.

“Năm tới đã có công nghệ thông tin và áp dụng phương án thi tổng hợp trắc nghiệm các nhóm thi khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn, ngoại ngữ. Thi trên giấy, chấm thi trên máy giúp khắc phục tốt những vấn đề chưa chuẩn xác trong chấm thi”- Bộ trưởng Nhạ nói.

Bộ trưởng Giáo dục khẳng định, năm 2017 không phải áp dụng phương án mới mà 2016 đã thể hiện ưu việt, bây giờ hoàn thiện tốt hơn chứ không phải là mỗi năm một phương án.

“Đổi mới là quá trình liên tục nhưng vấn đề là đổi mới phải tính đến sự khả thi, lâu dài, tránh tình trạng không đầy đủ cơ sở khoa học thực tiễn, dẫn đến đổi mới phải làm lại. Đổi mới mà có bước đi, có sự chuẩn bị tốt thì càng ngày càng tạo nền tảng tốt. Giáo dục không phải là đổi mới hôm nay mai mới có kết quả mà phải chục năm sau, cũng có đổi mới 1 – 2 năm sau có kết quả ngay”- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết thêm.

Nhiều vấn đề “nóng” được giải đáp

Cũng trong cuộc họp báo chiều nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định muốn giảm dạy thêm, học thêm phải có lộ trình, trong đó có cả chỉnh sửa chương trình thi cử và chỉnh sửa chương trình sách giáo khoa.

 “Chúng tôi cũng có sự chuẩn bị vì việc làm SGK phải kết hợp được đổi mới nâng cao chất lượng giáo viên đóng góp quá trình làm SGK, chứ không chỉ dựa vào một nhóm chuyên gia. Với trên dưới 1 triệu giáo viên tại sao chúng ta không chọn được người giỏi. Tôi tin khi có chương trình tổng thể môn học rồi thì việc làm SGK rất nhanh và trong lúc chờ, tôi đã chỉ đạo tiếp tục cắt giảm chương trình trong SGK ở các nội dung trùng lặp để tránh quá tải"- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, bây giờ đổi mới sách giáo khoa là muộn rồi nhưng muộn mà chắc, vì để đổi mới SGK cần có chương trình tổng thể.

Đối với mô hình trường học mới (VNEN), Bộ trưởng Nhạ cho rằng, một mô hình mới phải phù hợp với tất cả mọi người, vì thế phải thí điểm đã, phổ biến một số tiến bộ của mô hình, không nhất thiết ai cũng phải áp dụng điều này. Lỗi không phải do mô hình mà là vì áp dụng máy móc.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng cho rằng, Bộ sẽ rút kinh nghiệm trong vấn đề hướng dẫn và tổ chức. Mức độ nhân rộng ít đi, phổ biến dần dần, không nhất thiết địa phương nào cũng phải áp dụng mô hình này và mỗi nơi áp dụng phải có điều kiện kèm theo.

Còn vấn đề dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định đó là một nhu cầu có thực.  Chuyện cấm dạy thêm phải hiểu là cấm dạy thêm tràn lan, hay những hành vi dạy thêm trái quy định như đưa nội dung chính khoá vào giờ dạy thêm.

Theo ông Nhạ, muốn giảm tình trạng dạy thêm, học thêm như hiện nay, cần phải có lộ trình, trong đó,  việc quan trọng là chỉnh sửa nội dung chương trình, sách giáo khoa.

Nguồn tin: eva.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây