Thị trấn "ma" bơ vơ giữa đại dương

Thứ hai - 31/10/2016 09:34

Thị trấn "ma" bơ vơ giữa đại dương

Quần đảo St Kilda của Scotland có một thị trấn được đánh giá là ma mị nhất thế giới. Thị trấn này không có người sinh sống từ năm 1930 và được bao quanh bởi đại dương mênh mông.

St Kilda là quần đảo xa xôi đến mức nó thường bị bỏ quên không đưa vào bản đồ nước Anh cũng như bản đồ châu Âu hoặc thế giới. Đó cũng là nhà của một thị trấn ma Hirta - đảo chính của St Kilda. Những cư dân cuối cùng rời khỏi thị trấn Hirta vào năm 1930 và người cuối cùng trong số này đã qua đời hồi tháng 4 năm nay.

Tổ chức quốc gia cho những nơi có giá trị lịch sử hay vẻ đẹp thiên nhiên Scotland (NTFS) hiện quản lý thị trấn Hirta như một di tích.

Đi thuyền từ đảo Skye (Scotland) ra St Kilda mất 3,5 giờ. Ảnh: BBC

Cách duy nhất để tới được quần đảo St Kilda là đi bằng thuyền. Nhưng không phải thời điểm nào trong năm cũng đi được. Phóng viên đài BBC Amanda Ruggeri viết về thị trấn Hirta đã phải hủy bỏ lịch trình liên tiếp trong ngày 19 và 20-10 do các vấn đề ngoại cảnh. Đến ngày 21-10, nhóm 12 người của bà Ruggeri mới có thể xách vali lên đường.

Cách đây khoảng 7.000 năm, con người đã đặt chân tới St Kilda. Vào thế kỷ IX và X, người Viking bơi thuyền qua đây, để lại những chiếc trâm cài và một thanh kiếm làm dấu ấn.

Đến thế kỷ XVII, thị trấn Hirta trở nên đông đúc hơn với khoảng 180 cư dân sinh sống và nơi này có 3 nhà nguyện. Các nhà nghiên cứu cho rằng những tín đồ Ki-tô giáo đặt chân tới St Kilda đầu tiên, vì thế họ dựng lên 3 nhà nguyện này.

Ảnh: BBC

Vị trí của quần đảo St Kilda cũng biến nó trở thành nhà của loài chim biển lớn nhất ở phía Đông Bắc Đại Tây Dương. Trên đảo từng có khoảng 1 triệu con chim. Đáng buồn là do tác động của tình trạng thiếu lương thực và sự thay đổi khí hậu, số lượng chim biển ở St Kilda đã giảm 90% trong 15 năm qua.

Đây là nguồn thức ăn chủ yếu của cư dân trên quần đảo bởi họ hiếm khi ăn cá. Ngoài ra, họ còn lấy lông, mỡ và thịt chim để bán hoặc trao đổi với chúa đảo. Chỉ tính riêng năm 1876, tổng cộng 89.600 con chim thuộc loài hải âu rụt cổ đã bị bắt.

Vách đá cao sừng sững ở St Kilda. Ảnh: BBC

Bao quanh Hirta và đảo lân cận Soay là những vách đá cao sừng sững. Cách chừng 6 km về phía Đông Bắc 2 đảo này, có vách đá cao tới 196 m, tức hơn gấp đôi chiều cao của tháp Big Ben (khoảng 96 m).

Hiện tại, khi đến Hirta, du khách có thể cảm thấy ngạc nhiên bởi sự xuất hiện của những tòa nhà hiện đại. Chúng do Bộ Quốc phòng Anh xây dựng, bao gồm cả một trung tâm truyền thông.

Thuyền trưởng Derek, người chở nhóm của bà Ruggeri ra Hirta, cho biết: “Họ nói đang theo dõi các cuộc thử nghiệm tên lửa từ đảo Benbecula (Scotland), cách đây 64 km. Nhưng tôi chắc chắc họ còn làm nhiều thứ khác ở tiền đồn cuối cùng của nước Anh này”.

Tòa nhà do Bộ Quốc phòng Anh xây dựng. Ảnh: BBC

Tại thị trấn Hirta, 40 ngôi nhà đá nằm dọc theo một con đường chính. Cây lớn ở đây rất ít, hầu như toàn cỏ và cây bụi. Mặc dù tàn tích ở Hirta trông rất lãng mạn nhưng để làm việc và sinh sống tại đây có vẻ là một điều khó khăn. Vào mùa đông, những cơn bão mang theo hơi lạnh rét buốt ập tới.

Việc săn chim biển gặp trở ngại không nhỏ. Những con chim chỉ trú ngụ ở quần đảo nửa năm. Mặt khác, để bắt được chúng, người dân phải treo mình trên các vách đá bằng dây thừng, vươn người ra dùng tay hoặc bẫy để bắt chim.

Đường chính trong thị trấn Hirta. Ảnh: BBC

Để sinh tồn qua mùa đông khắc nghiệt, cư dân St Kilda xây những túp lều bằng đá (năm 1830) gọi là “blackhouse”, tương tự các cấu trúc xây dựng trên cao nguyên Scotland. Họ đào móng sâu 1 m vào lòng đất để cách nhiệt. Mái lều được lợp bằng lá, sau đó trét lên một lớp hắc ín và than bùn.

Người dân trên quần đảo cũng chăn nuôi. Họ nuôi bò và cừu, cho chúng sống trong những túp lều bằng đá nhỏ hơn để không bị lạnh. Nhưng cũng vì thế mà mặt sàn đầy phân động vật và xác chim.

Cứ vậy cho đến cuối mùa đông, lớp phân dày lên khiến ai muốn vào lều cũng phải bò bằng đầu gối qua cửa chính. Chỉ tới mùa xuân, chủ túp lều mới đào lớp phân này để rải trên các cánh đồng cỏ.

Những túp lều bằng đá trên đảo. Ảnh: BBC

Những con cừu thành thơi gặm cỏ. Ảnh: BBC

Trong những năm 1870, cư dân St Kilda bắt chước người trên đất liền xây những ngôi nhà hiện đại nhờ vật liệu đổi bằng chim biển cho chúa đảo – người cũng sống trên đất liền. Tuy nhiên, khi đối mặt với những cơn gió giật trên 250 km/h, cửa và mái nhà bị thổi bay. Cuối cùng, họ đành trở về sống trong các túp lều truyền thống.

Năm 1930, 35 cư dân cuối cùng trên quần đảo yêu cầu chính phủ Anh tái định cư cho họ. Thị trấn Hirta cũng trở nên hoang phế từ đó.

Nhà hiện đại xây vào những năm 1870. Ảnh: BBC

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây