Khiếp vía ở 13 địa điểm nóng nhất hành tinh

Thứ bảy - 13/08/2016 01:59

Khiếp vía ở 13 địa điểm nóng nhất hành tinh

Khu vực nóng nhất thế giới có nhiệt độ lên tới 70 độ C, khiến sự sống không thể tồn tại.

Miệng núi lửa Dallol, Ethiopia

 

Nằm tại vùng lòng chảo Afar ở Ethiopia, miệng núi lửa Dallol từng là khu định cư dành cho công nhân khai thác mỏ vào những năm 1960, nhưng hiện nay nó là một thị trấn "ma". Khu vực này có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên thế giới. Trong khoảng thời gian từ 1960 đến 1966, nhiệt độ trung bình năm ở đây là 34 độ C vào ban đêm và ban ngày tăng lên trên 38 độ C.

Coober Pedy, Australia

 

Nhiệt độ ngoài trời tại thị trấn Coober Pedy luôn ở mức cao khiến người dân nơi đây phải xây nhà dưới lòng đất để tránh nóng. Khu vực này có nhiệt độ cao nhất đạt 45 độ C và thường xuyên phải đối mặt với bão cát.

El Azizia, Libya

 

Từng được cho là khu vực nóng nhất trên thế giới, nhưng hiện nay kỷ lục này của thành phố El Azizia đã bị những nơi khác vượt qua. Tuy nhiên, nhiệt độ lên tới 49 độ C vào mùa hè ở đây vẫn đủ khiến nhiều người cảm thấy khiếp vía.

Wadi Halfa, Sudan

 

Nằm sát biên giới với Ai Cập, thị trấn Wadi Halfa có nhiệt độ cao nhất trong năm đạt 52,7 độ C. Khu vực này thường phải đối mặt với những trận bão cát khủng khiếp khi không khí ẩm ướt gặp nhiệt độ cao.

Tirat Zvi, Israel

 

Nằm ở độ cao 220m so với mặt nước biển, thung lũng Beit She’an thuộc thị trấn Tirat Zvi rất nóng bức vào mùa hè. Nhiệt độ ở đây đã lên tới 54 độ C vào tháng 6.1942, cao nhất tại khu vực châu Á vào thời điểm đó.

Timbuktu, Mali

 

Nằm trên tuyến giao thương cổ xưa ở vùng Sahara, thị trấn Timbuktu đang bị đe dọa bởi tình trạng sa mạc hóa. Một thách thức nữa đối với người dân ở đây là thời tiết nóng khủng khiếp với nhiệt độ có thể cao tới 54,5 độ C.

Ghadames, Libya

 

Thị trấn Ghadames là một ốc đảo nằm giữa sa mạc và đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Để sống sót với thời tiết cực nóng có thể lên tới 55 độ C, người dân tại thị trấn này phải ở trong những ngôi nhà có tường bùn dày.

Kebili, Tunisia

 

Thị trấn Kebili là một ốc đảo trên sa mạc ở Tunisia, với dân cư sinh sống ở đây suốt gần 200.000 năm qua. Nhiệt độ cao nhất đo được tại khu vực này là 55 độ C.

Rub’al Khali, Bán đảo Ả Rập

 

Chiếm khoảng 1/3 diện tích bán đảo Ả Rập, Rub’ al Khali là sa mạc lớn thứ ba trên thế giới. Khí hậu ở đây rất khô và nóng, với nhiệt độ có thể lên tới 56 độ C và lượng mưa trung bình hàng năm chỉ đạt 30mm.

Thung lũng Chết, Mỹ

 

Thung lũng Chết là một trong những địa điểm khô và nóng nhất Trái đất. Vào ngày 10.7.1913, nhiệt độ ở đây đã đạt 56,7 độ C. Khu vực này cũng là nơi khô nhất tại khu vực Bắc Mỹ.

Hỏa Diệm Sơn, Trung Quốc

 

Nằm giữa vành đai của sa mạc Taklimakan và dãy núi Thiên Sơn tại tỉnh Giang Tây, núi Hỏa Diệm Sơn được cho là nơi nóng nhất ở Trung Quốc. Một vệ tinh của NASA đã đo được nhiệt độ tại khu vực này lên tới 66,7 độ C vào năm 2008.

Hoang mạc Queensland, Australia

 

Đây là một trong những khu vực có nhiệt độ cao nhất trên thế giới đặc biệt vào những thời kỳ hạn hán. Năm 2003, vệ tinh của NASA đã đo được nhiệt độ trên bề mặt tại đây lên tới 69 độ C.

Sa mạc Dasht-e Lut, Iran

 

Nằm trải dài hơn 300km, sa mạc muối Dasht-e Lut ở Iran hoàn toàn không có sự sống, vì ngay cả vi khuẩn cũng không thể tồn tại ở đây. Trong một nghiên cứu kéo dài 7 năm về nhiệt độ trên bề mặt Trái đất, sa mạc Dasht-e Lut là khu vực nóng nhất thế giới trong 5 năm. Nhiệt độ tại khu vực này có thể lên tới 70 độ C.

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây