Bà Trương Thị Minh Tín, Chủ tịch UBND phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP HCM tuyên bố cuối năm 2017 không giành lại vỉa hè sẽ từ chức - Ảnh Viết Dũng
Phóng viên: Trong chiến dịch giành lại vỉa hè, bà là một trong những người tuyên bố cuối năm 2017 không làm được sẽ từ chức. Đến nay, bà có nghĩ sẽ rút lại lời nói đó không?
Bà Trương Thị Minh Tín, Chủ tịch UBND Phường Bình Trị Đông B: Tôi hứa và tin mình sẽ làm được. Qua gần nửa năm giành lại vỉa hè, những "điểm đen" như: Nhà thờ Thánh Phaolô, đường số 7, đường Tên Lửa, Tỉnh Lộ 10… không còn cảnh lấn chiếm vỉa hè tràn lan. Người dân đã ý thức rất nhiều, nhất là từ khi có vạch sơn họ đã để đồ đạc ngay ngắn, trật tự.
Mỗi tuần, tôi dành ít nhất 4 buổi chiều cùng anh em đi kiểm tra. Hễ thấy ai để một tấm bảng lấn ra vỉa hè là phạt 2,5 triệu đồng. Thời điểm này không còn nhắc nhở, tuyên truyền nữa, phải hành động và mạnh tay.
Nhưng việc làm này có gây áp lực với bà hay không?
Thực tế việc giành lại vỉa hè chúng tôi đã làm từ nhiều năm trước nhưng không mạnh mẽ và được sự quan tâm từ các cấp, các ngành. Tôi không áp lực từ lời tuyên bố của mình mà thật sự áp lực trước những lời nói của dư luận và sự quan tâm nhiều từ báo chí.
Tôi vẫn còn nhớ như in, sau buổi làm việc với Thành ủy TP HCM về công tác quản lý trật tự đô thị toàn TP, trên đường về nhà thì một số người thân gọi điện cho tôi nói: "Chị Tín đọc báo chưa? Chị tuyên bố mạnh miệng quá, liệu có làm được không chị".
Đội Quản lý Trật tự đô thị quận Bình Tân xử lý các trường hợp lấn chiếm trên đường Tên Lửa (quận Bình Tân).
Rồi sau đó đọc bình luận của bạn đọc ở báo, nhiều ý kiến nghi vấn từ lời nói của tôi. Đầu tuần sau, khi tôi vừa bước chân đến UBND phường để làm việc thì đã thấy phóng viên đến đông lắm. Lúc này, tôi có phần "choáng". Vài ngày sau báo đăng liên tục rồi nhiều người nói ra, nói vào. Nhưng nay thì hết áp lực mà làm với tinh thần trách nhiệm của mình.
Lương của cán bộ Quản lý Trật tự đô thị chỉ từ 2-3 triệu đồng/tháng. Làm sao họ có thể yên tâm, đủ sức cùng bà tuần nào cũng đi nhiều lần kiểm tra, xử lý?
Trước khi bắt đầu chiến dịch tôi có kêu gọi tất cả anh em để làm công tác tư tưởng. Tôi dặn, nếu ai đã lỡ nhận tiền của người dân để bao che thì mau trả lại, không thì mất việc. Tuần đầu tiên ra quân, tôi cảm nhận được sự đuối sức của một số cán bộ. Mấy anh em mệt nhưng không dám kêu ca, có người giả bộ hỏi tôi: "Chị có mệt không".
Lực lượng trật tự đô thị quận Bình Tân nhắc nhở người dân kinh doanh trên đường Bình Trị Đông di dời vào bên trong nhà.
Sau đó, tôi nghĩ với thu nhập như vậy mình làm "căng" quá thì anh em chùn bước. Phải tìm mọi cách hỗ trợ thù lao. Từ đó, mỗi khi đi đi kiểm tra tôi phụ cấp thêm tiền làm ngoài giờ 50.000 đồng/người. Ngoài ra còn vận động doanh nghiệp hỗ trợ, trích thêm ngân sách của UBND phường thưởng thêm.
Làm cách nào tránh được tình trạng đoàn kiểm tra vừa rút đi thì bàn ghế, xe đẩy lại kéo ra và nạn lấn chiếm tái diễn?
Tôi khẳng định các quán ăn, nhà hàng ở phường tôi quản lý sẽ không dám tái chiếm . Tôi áp dụng biện pháp rất mạnh. Mỗi buổi kiểm tra tôi thành lập 2 đoàn. Cụ thể, đoàn liên ngành đi trước, sau đó một đoàn "cuốn chiếu" bí mật kiểm tra lại.
Lần đầu cửa hàng, quán ăn nào vi phạm tôi xử lý theo Nghị định 155. Nếu lần 2 tái phạm, đoàn liên ngành phạt nhiều lỗi. Chẳng hạn, lỗi thuê nhân viên không có hợp đồng lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, nước thải… Tổng số tiền lên đến 15-20 triệu đồng. Họ thấy mình phạt nhiều hoảng sợ chuyển sang năn nỉ và hứa không dám tái phạm.
Theo bà, làm gì để hài hòa giữa quản lý nhà nước và gánh nặng kinh tế của người bán hàng rong trong chiến dịch dành vỉa hè này?
Dân ở địa phương chủ yếu đi làm công nhân. Còn những người hàng rong từ nơi khác đến buôn bán. Tôi từng sắp xếp những người bán hàng vào kinh doanh ở chợ Cây Da Sà. Còn ở Nhà thờ Thánh Phaolô sau 22 giờ cho họ đẩy xe đẩy ra bán vì lúc đó cũng đã vắng bóng xe máy, ô tô.
Bà chủ tịch phường còn đến từng hộ gia đình đề nghị tháo bỏ các bục, lối lên xuống xây lấn ra ngoài đường.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn