Rộng cửa vào Đại học
Mức điểm tối thiểu để nộp hồ sơ NVBS vào hai ngành học này là 15. Thí sinh đạt từ 15 điểm trở lên có khả năng trúng tuyển rất cao. Bên cạnh đó, sự đa dạng về tổ hợp môn xét tuyển và phương thức xét tuyển tại Hoa Sen càng tạo thuận lợi cho thí sinh hiện thực hóa giấc mơ Đại học.
Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường xét tuyển NVBS theo các tổ hợp môn A00, A01, B00, D01, D03. Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường xét tuyển theo các tổ hợp môn A00, B00, D07, D08.
Ngoài ra, thí sinh có chứng chỉ Anh văn quốc tế hoặc là học sinh giỏi 3 năm THPT hoàn toàn có thể dùng kết quả học tập THPT để tham gia xét tuyển theo phương thức tuyển sinh thứ 3 và 4 của Hoa Sen.
Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển NVBS (với phương thức 1 – dựa trên điểm thi THPT quốc gia): Từ 21/8 đến 31/8 (Hạn cuối đối với thí sinh đăng ký trực tuyến là ngày 30/8/2016).
Với các phương thức còn lại, thời gian nhận hồ sơ từ 15/8 đến ngày 29/8.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển NVBS theo một trong các cách sau:
-Đăng ký trực tuyến: tại đường dẫn http://xettuyen.hoasen.edu.vn hoặc http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn (đối với phương thức 1)
-Đăng ký trực tiếp: Sảnh tầng trệt, Trường Đại học Hoa Sen, Số 8 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
-Gửi bưu điện: Thí sinh ghi rõ trên bìa thư: “Hồ sơ đăng ký xét tuyển”. Địa chỉ: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Hoa Sen, Số 8 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Học Môi trường: triển vọng nghề nghiệp rộng mở
Không ít phụ huynh, thí sinh đánh giá chủ quan rằng: Môi trường không phải ngành học “hot”, dễ kiếm việc làm. Chính tâm lý đó đã tạo nên rào cản để đến với ngành học thú vị, giàu tiềm năng này.
Trên thực tế, môi trường hiện nay là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Giải quyết các vấn đề về môi trường đang trở nên cấp bách và đòi hỏi một lực lượng lao động có kiến thức và kỹ năng tốt. Nhu cầu nhân lực của nhóm ngành Môi trường vì thế ngày càng gia tăng.
Tại trường ĐH Hoa Sen, bộ môn Môi trường có hai ngành: Công nghệ kỹ thuật môi trường và Quản lý tài nguyên môi trường. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn theo hướng tiếp tục nghiên cứu để trở thành chuyên gia về môi trường hoặc chuyên viên làm việc trong các lĩnh vực liên quan.
Sinh viên nhóm ngành Môi trường tại ĐH Hoa Sen không chỉ được đào tạo bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm mà còn trực tiếp tham gia vào các dự án thực tế về môi trường, có nhiều báo cáo tại các hội nghị khoa học môi trường toàn quốc và bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
Gần đây nhất, sinh viên Nguyễn Hoàng Hải Trà, ngành Kỹ thuật Công nghệ Môi trường, đã sáng chế thành công thiết bị lọc nước từ bùn đỏ và rác thải hữu cơ. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, nước kênh Nhiêu Lộc sau khi lọc qua thiết bị này của Hải Trà đã có thể uống ngay được, đạt quy định của Bộ Y tế (QCVN 02:2009 BYT) về nước sinh hoạt.
Sản phẩm của Hải Trà xuất phát từ phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên - đang được ĐH Hoa Sen dồn sức đầu tư. Đây cũng là một trong những thế mạnh của sinh viên nhóm ngành Môi trường. Chỉ trong hai năm học 2014 – 2015 và 2015 – 2016, nhà trường đã tiến hành nghiệm thu 18 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên trong lĩnh vực môi trường. Tất cả đều thể hiện sự nghiên cứu nghiêm túc của sinh viên và đều có tính ứng dụng cao, được hội đồng chuyên môn đánh giá tốt về ý tưởng và khả năng áp dụng.
Chia sẻ về việc đầu tư, phát triển mạnh cho các ngành học môi trường, PGS.TS Phạm Văn Tất - Chủ nhiệm Bộ môn Môi trường - ĐH Hoa Sen cho biết: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Chúng tôi tập trung đầu tư cho ngành môi trường với tinh thần, trách nhiệm của người làm giáo dục để tạo ra thế hệ kỹ sư môi trường năng động, giỏi chuyên môn phục vụ cho quá trình phát triển đất nước. Đặc thù là ngành học vừa mang tính ứng dụng vừa nghiên cứu nên sinh viên Hoa Sen không chỉ được tạo điều kiện để rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học mà còn được thực hành với hệ thống phòng chuyên môn đạt chuẩn quốc tế nhằm tiếp cận với các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực môi trường”.
Nguyên Minh
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn