Các quan chức tài chính Đức và Pháp muốn G20, một nhóm các quan chức tài chính quốc tế, có hành động để ngăn ngừa tiền mật mã phá hoại sự ổn định tài chính toàn cầu và tạo ra rủi ro cho các nhà đầu tư, theo một lá thư gần đây gửi cho các thành viên G20.
Các quan chức bao gồm - Bruno Le Maire, Bộ trưởng Kinh tế Pháp; Peter Altmaier, Quyền Bộ trưởng Tài chính Đức; Francois Villeroy De Galhau, Thống đốc của Ngân hàng Pháp và Jens Weidmann, Chủ tịch Deutsche Bundesbank - đang kêu gọi các bộ trưởng G20 có hành động để ngăn chặn những rủi ro gây ra bởi sự tăng trưởng nhanh của tiền mật mã.
Các quan chức cho biết, họ muốn vấn đề được thảo luận tại cuộc thảo luận đầu tiên của G20 trong cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng Trung ương ở Buenos Aires vào ngày 19 và 20/3. Thư kêu gọi đã được gửi cụ thể cho Bộ trưởng Tài chính Argentina Nicolas Dujovne.
Theo Trung tâm thông tin G20, G20 là một nhóm không chính thức gồm 19 quốc gia và Liên minh Châu Âu, bao gồm các Đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.
Hồi chuông cảnh báo sự tăng trưởng của tiền mật mã
Bức thư ghi nhận "sự gia tăng đáng kể và sự biến động trong định giá và vốn hóa thị trường trong năm qua của các công cụ kỹ thuật số phát hành thông qua công nghệ sổ cái phân tán - DLT".
Các quan chức cho biết G20 có thể thông qua "hành động hài hoà quốc tế" phù hợp, thừa nhận "những ảnh hưởng xuyên biên giới" của tiền mật mã. Họ thừa nhận tiền mật mã là công cụ phát triển nhanh, đồng thời gây rủi ro cho các nhà đầu tư và có thể dễ bị tổn thương trước tội phạm về tài chính.
Bốn thách thức
Bức thư trích dẫn bốn thách thức:
1. Hiểu bản chất của các token tiền mật mã. Các quan chức cho biết các thẻ token này đang bị nhầm lẫn là "tiền tệ" và các nhà quản lý có những quan điểm khác nhau về bản chất của các loại thẻ token như vậy dẫn đến "sự thiếu rõ ràng đối với nhà đầu tư". Điều đó sẽ gây ra sự đầu cơ.
Họ kêu gọi một sự phân biệt rõ ràng giữa các thẻ token và công nghệ sổ cái phân tán DLT, công nghệ DLT hứa hẹn "đổi mới bền vững" mà Đức và Pháp đang theo đuổi.
2. Giám sát sự gia tăng rủi ro của người tham gia thị trường đối với thẻ token về khía cạnh tính toàn vẹn của thị trường và sự ổn định tài chính. Những ngụ ý như vậy hiện nay vẫn còn hạn chế, nhưng xét đến việc mở rộng vốn của các thẻ token và các công cụ tài chính mới, những phát triển này phải được theo dõi sát sao để tránh rủi ro về ổn định tài chính. Mặc dù không có sự liên quan nào trong chính sách tiền tệ, việc sử dụng các loại thẻ token như một phương tiện trao đổi cần được giám sát trong lĩnh vực chính sách tiền tệ. Ý định của một số ngân hàng Trung ương để phát hành tiền mật mã cũng phải được giám sát rộng rãi.
3. Bảo vệ các nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Cần có thông tin tốt hơn cho những nhà đầu tư không hiểu những rủi ro đang gia tăng.
4. Một cách tiếp cận phổ biến là cần thiết cho chống rửa tiền và tài trợ chống khủng bố. Tiền mật mã có tiềm năng cho những người có thể sử dụng cho mục đích tồi tệ nhất của họ. Đức và Pháp đã thực hiện các biện pháp điều chỉnh trong lĩnh vực chống rửa tiền và tài trợ chống khủng bố, và Liên minh châu Âu đang theo sát. Nhưng cần nỗ lực phối hợp toàn cầu.
Kêu gọi hành động quốc tế
Các quan chức muốn các diễn đàn quốc tế phản ánh với G20, như FSB, FATF, BIS, để thực hiện báo cáo về bốn thách thức được nêu ra bởi Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 trong tháng 7 và đề xuất các hướng dẫn có thể thực hiện cho các hành động bổ sung.
G20 cũng nên xem xét yêu cầu IMF thực hiện một phân tích định lượng các vấn đề ổn định tài chính quốc tế liên quan đến tài sản tiền mật mã, nội dung thư lưu ý.
Giá trị tiền ảo Monero tăng tốc nhanh chóng thời gian qua đã dẫn đến một đợt tấn công mới trên quy mô lớn từ hacker...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn