Làm thế nào để biết mình có bị "bóp băng thông"?

Thứ ba - 10/01/2017 12:59

Làm thế nào để biết mình có bị "bóp băng thông"?

Trong quá trình sử dụng Internet, hẳn là sẽ có đôi lần bạn nghe nói đến thuật ngữ bóp băng thông hoặc điều tiết lưu lượng mạng. Làm thế nào để nhận biết và cách khắc phục?

Băng thông là thuật ngữ dùng để lượng dữ liệu được truyền từ thiết bị của người dùng và máy chủ trong khoảng thời gian một giây. Nói đơn giản hơn, nếu băng thông lớn thì dữ liệu sẽ truyền tải nhanh hơn và ít bị tắc nghẽn, đơn vị tính thường được sử dụng là Mb/s hoặc Gb/s. 

Bóp băng thông là gì?

Bóp băng thông hay còn gọi là điều chỉnh lưu lượng mạng là cách mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) hoặc nhân viên quản trị hệ thống mạng của công ty thường sử dụng để hạ thấp tốc độ Internet có chủ đích.

Theo trang Lifewire, bóp băng thông có thể xảy ra trên thiết bị của người dùng (máy tính, smartphone…) hoặc các trang web, dịch vụ trên Internet. Ví dụ, nhà mạng có thể bóp băng thông tại một khung giờ nhất định trong ngày để giảm tắc nghẽn mạng, giảm lượng dữ liệu xử lý và tiết kiệm chi phí mua thiết bị.

Việc bóp băng thông cũng thường xảy ra bên trong các công ty. Cụ thể, các quản trị viên hệ thống có thể giới hạn tốc độ kết nối Internet của bạn để đảm bảo mọi người sử dụng mạng được ổn định hơn, tránh được trường hợp có một người nào đó tải phim, torrent…

Làm thế nào để nhận biết mình có bị bóp băng thông? 

Các công cụ kiểm tra tốc độ (speedtest) thường không thể phát hiện được kết nối Internet đang sử dụng có bị bóp băng thông hay không, bởi nó chỉ áp dụng trên các trang web hoặc địa chỉ IP nhất định. Kết quả là khi người dùng thực hiện speedtest, họ luôn nhận được kết quả upload/download hoàn hảo nhất.

Nếu nghi ngờ nhà mạng bóp băng thông, bạn có thể sử dụng công cụ Glasnost (https://goo.gl/qPI9j) để kiểm tra. Người dùng chỉ cần chọn loại ứng dụng để bắt đầu, quá trình kiểm tra và so sánh có thể kéo dài trong khoảng 8 phút. Để kết quả được chính xác hơn, bạn hãy tắt hết các ứng dụng chạy nền không cần thiết.

Nhà mạng thường sử dụng đơn vị Mbps (Megabit per second - Mb/s) để quy định tốc độ mạng, nhưng các phần mềm tải tập tin, trình duyệt lại tính tốc độ tải bằng MBps(Megabyte per second - MB/s). Hiện tại vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn giữa Mb và MB.

- 1 byte = 8 bits.

- 1 bit = 1/8 bytes

- 1 bit = 0,125 bytes.

Ví dụ, nếu bạn đăng kí gói cước với nhà mạng là 20 Mb/s thì tốc độ tải tối đa sẽ được tính là 20 * 0,125 = 2,5 MB/s. Nếu không rành, người dùng có thể tham khảo bảng quy đổi tại địa chỉ https://www.gbmb.org/mbps-to-mbs.

Để tránh bị bóp băng thông bởi nhà mạng, bạn có thể sử dụng các phần mềm VPN (mạng riêng ảo) để mã hóa đường truyền giữa thiết bị và máy chủ giao tiếp, đơn cử như Opera VPN, Secure VPN…

Tuy nhiên, việc cài đặt VPN trên máy tính cơ quan thường rất khó thực hiện được do bị quản trị viên quản lý. 

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây