Ông Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ là một trong bốn người giàu có nhất của Sài Gòn và cả xứ Nam kỳ lục tỉnh (Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Định).
Mỗi ngày, nhà thờ giáo xứ Chợ Đũi (quận 1, TP.HCM) đón hàng trăm người đi lễ và du khách tham quan.Huyện Sỹ qua đời năm 1900, khi nhà thờ chưa xây xong. Trong di chúc, ông dành 1/7 tài sản của mình để xây nhà thờ.
Nhà thờ được khởi công năm 1902, được kiến trúc theo kiểu tân Gothic do Đức cha Bouttier thiết kế. Đây là một trong số hiếm công trình sử dụng vật liệu đá granít Biên Hòa. Ba năm sau, nhà thờ được khánh thành.
Nhà thờ dài 40 m, chia làm 4 gian, rộng 18 m. Thiết kế ban đầu của nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50 m. Nhưng thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa (quận Tân Bình) bị hư hại trầm trọng nên giới chức đã xin cắt bớt một gian, dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa.
Năm 1920, sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian trái sau cung thánh của nhà thờ này. Giữa hai phần mộ là đài thờ mang cụm tượng thể hiện phút lâm chung của Chúa Jesus.
Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ (1841 – 1900), sinh tại Cầu Kho (Sài Gòn) nhưng gốc ở Tân An (Long An) trong một gia đình theo đạo Công giáo. Ngay lúc nhỏ, ông được các tu sĩ người Pháp đưa đi du học ở Malaysia. Tại đây, Huyện Sỹ được học ngôn ngữ Latinh Pháp, Hán và chữ quốc ngữ. Trong ảnh: là bức tượng bán thân và tấm bia ghi tên thật của ông là Lê Phát Đạt cùng năm sinh, năm mất.
Sau chuyến du học về nước, ông được chính phủ Pháp bổ nhiệm làm thông ngôn. Từ năm 1880, ông làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, sau phong hàm lên cấp Huyện. Do người dân vẫn gọi ông bằng tên cúng cơm, vì vậy mà cái tên Huyện Sỹ xuất hiện từ lúc này. Trong ảnh: Phần mộ bằng đá cẩm thạch và tượng toàn thân ông Huyện Sỹ nằm kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá, mình mặc áo dài gấm, đầu chít khăn đóng, hai tay đan vào nhau trước ngực.
Tương truyền, buổi đầu dân cư thưa thớt, tản mác, thực dân Pháp phát mãi ruộng đất vô thừa nhận với giá rẻ mạt mà vẫn không có người mua, thế rồi họ ép ông mua. Bất đắc dĩ, ông phải chạy bạc khắp nơi để mua. Không ngờ mấy năm liên tiếp được mùa, ông trở nên giàu có.
Ông đứng thứ nhất trong bốn người giàu nhất Sài Gòn và Nam kỳ. Thứ nhì là Đỗ Hữu Phương, làm tổng đốc, gọi là Tổng đốc Phương. Thứ ba là Lý tường Quan, người Minh Xương, tục danh là Hộ Xường, thứ tư là ông Hộ trưởng tên là Định, gọi là Hộ Định. Trong ảnh: Những tác phẩm điêu khắc bằng đá trên mộ ông Huyện Sỹ được đánh giá là tinh xảo bậc nhất Sài Gòn xưa.
Tại Sài Gòn, gia đình Huyện Sỹ cũng sở hữu nhiều mảnh đất đắc địa ở trung tâm. Mảnh đất xây dựng nhà thờ Huyện Sỹ là một minh chứng.
Con cháu Huyện Sỹ đều được giáo dục và học hành thành tài, không ăn chơi, tiêu xài như con cái những gia đình đại gia khác. Trong đó, trưởng nam của Huyện Sỹ là Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương.
Mộ bà Huỳnh Thị Tài(1845 - 1920) nằm ở phía đối diện, có kiểu thức tương tự với bức tượng bán thân bằng thạch cao phía trước, phía sau là ngôi mộ bằng đá.
Tượng bà Huỳnh Thị Tài để đầu trần, cũng gối trên 2 chiếc gối, mắt nhắm kín, mặc áo dài gấm, hai bàn tay đan vào nhau trước ngực, chân đi vớ và mang hài thêu.
Phía trong, bên cạnh mộ ông bà Huyện Sỹ còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh (1864 - 1948) và Anna Đỗ Thị Thao (1865 - 1922). Sở dĩ tượng bán thân hai vợ chồng người con được đặt tại đây vì đã có công dâng cúng 2 quả chuông (trong 4 quả chuông, đặt đúc bên Pháp) cho nhà thờ này.
Những tác phẩm điêu khắc bằng đá trên mộ vợ ông Huyện Sỹ.
Hai mộ bằng đá cẩm thạch có các đường nét, hoa văn giống hệt nhau.
Noi gương ông, người con trai Denis Lê Phát An cũng đã hiến tặng tiền để xây nhà thờ Hạnh Thông Tây nổi tiếng ở quận Gò Vấp hiện nay.
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn