Mắc bệnh vẫn cố chịu đựng để sinh con
Đó là trường hợp của chị Hà Thị Tuyên (SN 1986, người Mường, ở thôn Chiềng, xã Mỹ Thuận, Tân Sơn, Phú Thọ). Chị Tuyên cho biết, sau hơn 1 năm kể từ ngày thấy sự phát triển bất thường của “vòng 1”, vừa qua chị đã xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để thăm khám. Tại đây, khi nhìn thấy bộ ngực của chị, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ai cũng “kinh hồn, bạt vía”, bởi đây là trường hợp vô cùng hiếm gặp ở Việt Nam.
Kể về quá trình phát hiện ra bệnh, chị Tuyên chia sẻ, trước đây khi còn ở thời con gái, kể cả khi mới lấy chồng, chị được đánh giá là người phụ nữ có nhan sắc. Kể cả khi sinh cháu đầu tiên (nay đã 8 tuổi) các chỉ số “vòng một” của chị đều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu thay đổi khi chị có thai cháu thứ 2.
Dù mắc căn bệnh lạ, nhưng người phụ nữ sinh năm 1986 vẫn cố chịu đựng để sinh con.
“Khi tôi có thai cháu thứ 2, ngực bắt đầu có sự phát triển bất thường, gia đình có khuyên tôi bỏ thai để điều trị. Nhưng khi tôi điều trị bằng thuốc nam thì mọi thứ trở lại bình thường, vì thế tôi quyết định sẽ sinh con. Đến tháng 3 năm 2016, khi thai nhi càng lớn thì ngực của tôi lại càng to và dài ra.
=>>Xem thêm: Không thể đứng thẳng vì... ngực "khủng" |
Thật sự thời gian đó tôi vô cùng đau đớn về thể xác và khổ sở vì những bất tiện trong sinh hoạt. Nhưng tôi vẫn cố chịu đựng để sinh con, phần vì thương con, phần vì không có tiền chạy chữa nên tôi đành cam chịu”, chị Tuyên chia sẻ.
Sau khi sinh con, do mắc bệnh nên chị Tuyên đã phải nuôi con bằng sữa ngoài, tiếp tục điều trị thuốc nam nhưng bệnh không những không thuyên giảm. Cố gắng chịu đau đớn để nuôi con, nhưng thời gian gần đây, những cơn đau ngày càng dữ dội, nên chị đành gửi đứa con mới hơn 5 tháng tuổi cho bà ngoại, một mình xuống bệnh viện để kiểm tra.
Chồng bỏ đi, một mình nuôi hai con nhỏ
Trong suốt cuộc trò chuyện, không thấy chị Tuyên nhắc về người chồng của mình. Khi phóng viên đặt câu hỏi: chồng chị có chia sẻ khó khăn khi chị mắc căn bệnh lạ? Khi đó, chị Tuyên mới bộc bạch: “Trước đây, tôi cùng chồng đi làm phụ hồ, thợ xây cùng nhau, cuộc sống tuy chẳng khá giả, nhưng cũng đủ ăn và hạnh phúc. Kể từ ngày tôi mắc căn bệnh lạ này, chồng tôi bỏ đi làm và chưa trở về lần nào. Thi thoảng có gọi điện hỏi thăm các con và gửi 1 triệu về cho mẹ con tôi”.
Mắc trọng bệnh, “một nách hai con”, không làm gì được ra tiền nên đồ đạc trong nhà chị Tuyên dần dần đội nón ra đi. Con cái thì nheo nhóc, những lúc ấy chị Tuyên muốn buông xuôi tất cả, nhưng nghĩ về tương lai hai đứa trẻ, chị lại cố gắng gượng sống.
Mọi sinh hoạt đi lại, kể cả nằm cũng vô cùng bất tiện với chị Tuyên.
“Trong suốt thời gian mắc bệnh, tôi xấu hổ, mặc cảm, ngay cả hai bên gia đình nội ngoại cũng không hề biết chị đang mắc bệnh (do ở xa), còn hàng xóm, láng giềng, lúc đầu tôi cũng giấu giếm, nhưng sau này khi khối u ngày càng phát triển to, mọi người đã biết và động viên tôi đi khám”, chị Tuyên nói.
Theo chị Tuyên, hiện ngoài hai bầu ngực như bình thường, thì còn xuất hiện thêm 3 bầu ngực nhỏ khác. Thời gian gần đây có thêm 3 hạch ở nách nên những cơn đau trong cơ thể chị ngày càng gia tăng. Theo chia sẻ của chị Tuyên, hiện giờ chị không mặc được áo, bộ ngực to, chảy sệ xuống khiến việc đi lại của chị gặp khó khăn, bất tiện.
“Giờ tôi chỉ có nằm thôi, ngồi lên thì ngực chảy xuống đặt lên đùi tê chân không ngồi nổi. Còn nếu đi thì không mặc được áo mà nó cứ chảy dài xuống khó đi lắm!.”, chị Tuyên cho biết. Hiện mong muốn lớn nhất của người phụ nữ này là sớm chữa khỏi được bệnh để về kiếm tiền chăm sóc hai con, nhưng nói về kinh phí thì người phụ nữ này chỉ biết lặng im. “Quả thật, nếu kinh phí quá lớn, tôi cũng đành chấp nhận số phận, vì gia đình tôi bây giờ có bán nhà, bán đất cũng chẳng đủ”, chị Tuyên nói.
Căn bệnh của chị Tuyên cần phải điều trị càng sớm, càng tốt.
Theo đánh giá ban đầu của các bác sĩ, bệnh nhân Hà Thị Tuyên bị chứng phì đại tuyến vú. Hiện bệnh viện đang thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước khi đưa ra phương án điều trị cho người bệnh.
Hiện ở Việt Nam, chứng phì đại tuyến vú có tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 1/20 so với thiểu sản tuyến vú (vú không phát triển). Bệnh hay gặp ở tuổi 18 - 20 hoặc sau khi sinh nở, nguyên nhân do rối loạn hormone (thường có tính gia đình).
Trọng lượng khối vú ở những trường hợp này thường 1,2-1,5kg (ở người bình thường là khoảng 500-600g). Cách điều trị là phẫu thuật thu gọn có bảo tồn tuyến vú để bệnh nhân vẫn nuôi con được bằng sữa mẹ. Các bác sĩ sẽ giữ lại phần tổ chức có quầng và núm vú, chuyển lên phía trên khi tạo hình lại ngực.
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn