Các nhà khí tượng học đã ghi nhận được tia sét dài nhất thế giới tại bang Oklahoma, Mỹ.
Sét là một trong những hiện tượng kỳ thý nhất của thế giới tự nhiên và hành tinh của chúng ta hứng chịu hơn 3 triệu tia sét mỗi ngày. Mới đây, các chuyên gia tại Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) đã công bố những kỷ lục đáng sợ nhất liên quan tới hiện tượng này.
Họ cho biết một tia sét xuất hiện trên bầu trời bang Oklahoma ở Mỹ vào năm 2007 là tia sét dài nhất (321 km) từng đường ghi nhận. Trong khi đó, các nhà khoa học cũng xác định được tia sét kéo dài nhất (7,74 giây) trên bầu trời miền nam nước Pháp vào năm 2012.
Tổng thư ký WMO ông Petteri Taalas cho biết: “Sét là một hiện tượng thời tiết cực đoan cướp đi sinh mạng của nhiều người mỗi năm. Những cải thiện trong phát hiện và kiểm soát hiện tượng này sẽ giúp chúng ta nâng cao an toàn cho cộng đồng”.
Trái đất hứng chịu hơn 3 triệu tia sét mỗi năm.
Dữ liệu vệ tinh cho thấy những tia setx xuất hiện trên bầu trời với tần suất 30 lần/giây, bao gồm nhưng tia sét giữa các đám mây và đánh xuống mặt đất.
Vệ tinh của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đầu năm nay cung cấp dữ liệu cho thấy hồ Maracaibo ở Venezhula là khu vực hứng chịu nhiều sét nhất, với 1,2 trận sét đánh mỗi năm. Nhưng náo cáo mới công bố cho thấy có nhiều điểm nóng về sét khác trên thế giới.
Timothy Lang, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm vũ trụ Marshall của NASA, cho biết: “Sét có thể bắt đầu từ cách xanh hàng chục và hàng trăm km và tấn công nơi bạn ở. Bạn phải cẩn thận về nơi sét tiếp đất, ngay cả khi bão đã qua”.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn