Tin Tức Cập NhậtTin Tức Cập Nhật 24/7 , Website đọc báo, tin tức điện tử, tin tức hàng ngày, thông tin nhanh mới nhất được cập nhật hàng giờ Tin tức Việt Nam thế giới về xã hội,
Trung Quốc đối mặt thách thức dịch chuyển cơ cấu kinh tế
Thứ năm - 11/08/2016 17:01
Nhiều học giả cho rằng quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Trung Quốc diễn ra không suôn sẻ và một số đặc điểm khiến nền kinh tế nước này rất khó ổn định.
Trong 30 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trung bình 10% một năm, đưa 500 triệu người thoát khỏi nghèo đói. Hiện tại, các nhà lãnh đạo của quốc gia đông dân nhất thế giới đang từ bỏ mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu và đầu tư cũ sang mô hình dựa vào người tiêu dùng và dịch vụ. Quá trình chuyển đổi đang diễn ra.
Theo Bloomberg, một số nơi đang phải chịu nhiều ảnh hưởng từ sự thay đổi hơn so với các khu vực khác
Hiện tại, Trung Quốc đang nỗ lực nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng.
Tuy tốc độ phát triển của quốc gia này khá ấn tượng so với các tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng nó không đạt được mục tiêu của chính phủ đặt ra trong những năm gần đây. Các nhà lãnh đạo muốn một sự mở rộng xanh và sạch hơn với tốc độ tăng trưởng nợ chậm hơn và ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí và ô nhiễm.
Tỷ trọng trong nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang chuyển dần từ lĩnh vực công nghiệp sang dịch vụ.
Nhân công rẻ, các nhà máy lớn và một thị trường xây dựng thả nổi đã không tạo ra phép màu nào cho nền kinh tế Trung Quốc. Giờ đây mọi chuyện đang thay đổi. Lĩnh vực dịch vụ chiếm hơn một nửa tỷ trọng trong nền kinh tế quốc gia, với các ngành nghề mới như chuyên gia pha chế, cắt tóc, trông trẻ. Dịch vụ đang trở thành động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết đưa ra các quy định nhằm thúc đẩy thị trường. Tuy nhiên, chặng đường không suôn sẻ. Thị trường chứng khoán lao dốc vào giữa năm 2015, làm mất 5.000 tỷ USD trong giá trị, và đồng nhân dân tệ trở nên mất kiểm soát.
Trung Quốc có nguy cơ trở thành nền kinh tế có dân số già trước khi trở nên giàu có.
Khi nền kinh tế lớn thứ 2 trở nên giàu hơn và có nhiều thành phố hơn, dân số của họ cũng trở nên già đi. Nhiều chuyên gia kinh tế quan ngại rằng hiện tại của Nhật Bản có thể là tương lai của Trung Quốc và đặt câu hỏi về vấn đề liệu tiền tiết kiệm của những người về hưu có thể chèo lái sự tiêu dùng và duy trì tái cân bằng kinh tế hay không.
Tình trạng thoát vốn và đồng nhân dân tệ mất giá khiến các nhà đầu tư e ngại.
Trong những năm phát triển phi mã, Trung Quốc là vùng đất màu mỡ đối với các nhà đầu tư toàn cầu. Tăng xuất khẩu tạo ra thặng dư lớn. Kết quả, Trung Quốc trở thành quốc gia tích trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, hiện tại, đồng nhân dân tệ mất giá. Ngân hàng trung ương nước này phải sử dụng ngân sách để đảm bảo ổn định tiền tệ và bù đắp vào khoảng trống thoát vốn.
Khi Trung Quốc vật lộn với quá trình chuyển đổi, các khoản vốn góp ở mức cao. Những sai lầm về chính sách hoặc một sự suy thoái sâu có thể khiến nhiều người rơi vào bẫy thu nhập trung bình, thứ từng xảy ra tại rất nhiều quốc gia phát triển khác sau thời kỳ tăng trưởng mạnh.
Nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa đất nước thoát khỏi cái bẫy đó, quốc gia này sẽ tiếp tục phát triển để nuôi hy vọng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.