Theo thống kê của Hội Sản phụ khoa Quốc tế, trung bình xác suất mang thai song sinh tự nhiên trong dân số là 1/89. Tức là cứ 89 bà mẹ mang thai thì có 1 người mang song sinh.
Chúng ta thường thấy các cặp sinh đôi giống nhau. Vì sao lại như vậy? BS Lê Thị Kim Dung, Trưởng Khoa Sản, Trung tâm Y tế Thái Hà, Hà Nội sẽ lý giải điều này.
Theo bác sĩ Dung, cặp song sinh giống hệt nhau là khi nó được sinh đôi đồng trứng. Trứng sau khi được thụ tinh, trong giai đoạn hợp tử lại tách ra thành 2 phôi, mỗi phôi phát triển thành một thai nhi. Vì giống hệt nhau về mặt di truyền nên trông chúng giống hệt nhau.
Không những giống nhau về hình dạng cơ thể, nhiều cặp sinh đôi sinh còn có mùi cơ thể và mùi mồ hôi giống nhau.
Ngoài ra, những cặp song sinh (đặc biệt là cặp song sinh cùng trứng) có chu kỳ kinh nguyệt (bao gồm cả chu kỳ trí tuệ, chu kỳ thể chất, chu kỳ tình cảm) gần như giống nhau. Khi đối mặt với biến đổi khí hậu hoặc sự thay đổi của các yếu tố môi trường, cơ thể của họ sẽ có các phản ứng gần như tương tự.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp cá biệt là cặp sinh đôi đồng trứng lại khác biệt về giới tính. Đó là khi trứng của người mẹ lại kết hợp cùng lúc với hai tinh trùng.
Giải thích về sự khác nhau của các cặp sinh đôi, TS Lê Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia, kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng cho biết, điều đó hoàn toàn bình thường.
Theo bác sĩ Hoàng, song sinh khác trứng, tức là người phụ nữ rụng hơn 1 trứng trong một chu kỳ kinh nguyệt và các trứng này đều được thụ thai bởi hai tinh trùng khác nhau, vì vậy, hai trẻ có thể khác nhau về diện mạo và giới tính. Có thể là một trai, một gái hoặc hai trai, hai gái nhưng diện mạo không giống nhau như trẻ sinh đôi cùng trứng.
Còn song sinh cùng trứng là một trứng được một tinh trùng thụ tinh, trong giai đoạn phát triển đã tách ra làm 2 hợp tử và hình thành 2 bào thai riêng biệt nên trẻ sinh ra có thể có giới tính và diện mạo giống nhau.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn