Giữa một khu vực đầm lầy với um tùm cây cối ở phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM là cây chòi tạm bợ của ông Đào Văn Phương (64 tuổi, quê Cà Mau). Nơi này cũng là nơi ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt của người đàn ông quê Cà Mau.
Cuộc sống của ông Phương biệt lập như trên một “ốc đảo” chỉ có cây cỏ, một đàn vịt và vài con chó luôn sủa inh ỏi mỗi khi có tiếng động. Muốn sang “vương quốc” của ông Phương, phải đứng bờ bên này gọi sang và khi nào ông nghe thấy mới chèo xuồng qua đón.
Ông kể, sinh ra và lớn lên ở Cà Mau nên từ nhỏ đã quen với cuộc sống miền sông nước, quen với cảnh bắt cá. 20 năm trước, gia đình lên Sài Gòn lập nghiệp, ông cũng làm đủ thứ nghề từ chạy xe ôm, phụ hồ đến xích lô. Khi con cái đã lập gia đình, ông đến khu vực đầm lầy này thuê 20 triệu đồng/năm của chủ đất để dựng chòi ở.
Các con của ông Phương ban đầu không đồng ý cho cha ở trên “ốc đảo” nhưng sau đó đành chấp nhận. “Các con cũng muốn tôi về sống cùng để chăm sóc về già nhưng tôi không chịu, vì sống ở đây quen rồi”, ông Phương nói.
Những vật dụng trên “ốc đảo” của ông Phương.
Đa phần nước sinh hoạt là nước mưa
Cuộc sống của ông Phương gắn liền với “ốc đảo”. Buổi sáng lùa đàn vịt đi ăn, rãnh rỗi thì chài lưới kiếm cá bán và cải thiện bữa ăn. Rồi lại về căn chòi ngủ nghỉ.
Cuộc sống của ông Phương gần như tách biệt với một Sài Gòn hiện đại, náo nhiệt.
Những lúc sen vào vụ mùa, ông lại chèo thuyền đi hái bông để bán
Căn chòi ẩn mình giữa “rừng” cây rậm rạp, bao quanh là nước. Nhiều người ví đây là “vương quốc” của ông Phương.
Sông nước đã ăn vào máu thịt của ông Phương, giờ đã lớn tuổi nên ông lại càng càng thích cảm giác này.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn