1. Cho quá nhiều đồ ăn trong chảo
Bạn cần lưu ý, nếu muốn thịt áp chảo có bề mặt giòn ngon, bạn chỉ nên cho ít thịt vào chảo. Nếu không, khi cho quá nhiều thịt vào, thịt sẽ không được ngon như mong muốn.
2. Nấu thịt bằng chảo không dính
Một trong những lý do khiến bạn thất bại khi chiên thịt để có một lớp vỏ giòn là sử dụng chảo không dính. Dùng chảo không dính dễ khiến đồ ăn ít nóng hơn chảo thường, mà chảo này chỉ nên dùng để làm gà rán hoặc làm bánh kếp. Còn đối với thịt, tốt nhất bạn nên dùng chảo gang hoặc chảo nướng.
3. Không cho muối khi luộc mì ống
Nguyên tắc cơ bản khi nấu mì Ý hoàn hảo là phải cho muối vào nước luộc. Thiếu muối khiến mì Ý không có vị. Nếu bạn chưa rõ về tỉ lệ, có thể sử dụng 1 muỗng canh muối (15g) với 300g mì Ý là được.
4. Chiên đồ ăn với dầu ô liu
Ở nhiệt độ cao, dầu ô liu sẽ mất tất cả chất dinh dưỡng và bắt đầu cháy. Thậm chí, nó còn làm mất hương vị món ăn của bạn. Do đó, dầu ô liu tốt nhất là chỉ dùng để trộn salad, còn dùng dầu hướng dương để chiên.
5. Đo nguyên liệu khô bằng cốc thủy tinh
Nhiều người dùng cốc thủy tinh không có vạch đo để đong các nguyên liệu ướt khi làm bánh mà không hiểu rằng các nguyên liệu khô và ướt có sự khác nhau về khối lượng. Làm bánh luôn đòi hỏi bạn phải tuân thủ chính xác khối lượng của từng nguyên liệu. Do đó, bạn cần phải nhớ bảng đo lường các nguyên liệu khi làm bánh và dùng dụng cụ đo lường chuyên dụng.
6. Không làm nóng chảo trước khi nấu
Để chảo đủ độ nóng, hãy làm nóng nó trước khi nấu khoảng 2 phút. Điều này sẽ khiến thịt hoặc các nguyên liệu chiên xào giòn ngon hơn.
7. Phi tỏi
Hầu hết các công thức nấu ăn đều cho rằng tỏi nên được thêm vào cuối của quá trình nấu ăn hoặc bỏ chúng ra khỏi món ăn sau 2-3 phút khi nấu xong. Tỏi chứa ít nước hơn các loại thực vật khác nên nó nhanh cháy. Hơn nữa, khi chín, tỏi có thể tạo ra mùi vị không hấp dẫn cho món ăn của bạn.
8. Cho thịt đông lạnh luôn vào chảo
Trước khi nấu thịt, bạn cần phải rã đông thịt trước đó 1 vài giờ. Thịt được rã đông khi nấu sẽ chín đồng đều. Còn với thịt chưa rã đông, bên ngoài thịt sẽ chín trước còn bên trong thì sống nguyên.
9. Ăn thịt ngay sau khi nấu chín
Nên thưởng thức món ăn sau khi nấu khoảng 5 phút để thịt săn lại và có hương vị thơm ngon nhất.
10. Bảo quản tất cả các nguyên liệu trong tủ lạnh
Bỏ tất cả các nguyên liệu vào tủ lạnh để bảo quản là chưa đúng. Cà chua, khoai tây, tỏi, hành tây, bí xanh, cà tím và một số loại trái cây nhiệt đới khác như kiwi, xoài sẽ ngon hơn khi chúng ở nhiệt độ thường (hoặc giữ ấm). Nếu lưu trữ trong tủ lạnh, những nguyên liệu này sẽ mất đi độ tươi ngon và nhanh hỏng.
11. Thường xuyên lật thức ăn
Không cần thiết phải lật thức ăn thường xuyên khi nấu. Bạn có thể lật món ăn khi mặt của món ăn đó đã được.
12. Luộc trứng quá kỹ
Khi luộc trứng quá chín, lòng đỏ bên trong sẽ có các vệt màu xám, bở và hơi có mùi lưu huỳnh, lòng trắng thì dai như cao su.
Bạn chỉ nên cho trứng vào nồi, thêm nước lạnh, đun sôi. Sau đó cho nồi ra khỏi bếp, đậy vung và để như vậy trong 10 phút cho trứng lòng đào, để 15 phút để trứng chín vừa.
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn