Những món như thịt kho, khổ qua hầm, món chiên, rô ti, nướng nên để trong ngăn lạnh.
Thực phẩm tươi sống như thịt, cá, gà bắt buộc phải để ở ngăn đông.
Do thức ăn xào, luộc chưa chín kỹ, chưa nêm nếm nên phải trữ ở ngăn đông để không bị ôi thiu.
Trước khi sử dụng khoảng 4 - 5 giờ, đem thức ăn từ ngăn đông xuống ngăn mát để rã đông (nếu có lò vi ba thì rã đông bằng lò vi ba), tránh rã đông ngoài môi trường không khí vì rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Khi xếp thức ăn vào tủ lạnh, nhớ chia nhỏ thức ăn thành từng phần (dùng cho 1 lần hoặc ngày) đựng trong từng hộp nhỏ để không chiếm nhiều diện tích.
Rau quả, trái cây... phải để trong bao bì thật kín để tránh bay mùi sang những thức ăn khác và hạn chế bị tác động bởi nhiệt độ.
Trái cây chưa chín không nên để tủ lạnh vì nếu để trong tủ lạnh sẽ làm cho trái bị “chai”, mô thịt phân hủy và không sử dụng được. Theo kỹ sư Tống Kim Ty, Phó Giám đốc Trung tâm Dân Sinh, hiện có 2 dòng tủ lạnh: tủ lạnh trực tiếp và tủ lạnh gián tiếp.
Đối với tủ lạnh trực tiếp, ngăn lạnh (ngăn dưới) có nhiệt độ trung bình từ 7 - 10oC, dùng để chứa đồ hộp, trái cây, kẹo bánh... Ngăn trên (ngăn đông) nhiệt độ tối đa là –4oC, độ lạnh này chỉ giữ được thịt tươi trong vòng 1 - 2 ngày
Tủ lạnh gián tiếp (làm lạnh do quạt hơi gió trong tủ), nhiệt độ ngăn đông có thể đạt đến –18oC, nếu không mở cửa thường xuyên có thể trữ được thực phẩm tươi sống từ 3 ngày – 1 tuần.
Nguồn tin: www.lamsao.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn