Mất cơ hội thăng chức chỉ vì ngày đèn đỏ?
Làm việc trong một công ty thời trang đa quốc gia tại trung tâm TP.HCM, Mai Hoa – năm nay 27 tuổi đã có 3 năm kinh nghiệm làm Marketing trong ngành may mặc. Cô gái trẻ nhanh chóng trở thành một trong những gương mặt nổi bật của công ty, với những chiến dịch quảng cáo thành công giúp tăng trưởng chỉ số bán hàng sản phẩm của công ty. Năm nay là năm thứ 4 Hoa làm việc tại công ty này và được hứa hẹn sẽ thăng chức trưởng phòng bởi sự dạn dày kinh nghiệm cũng như những dự án thành công mà cô đã mang lại. Thời gian này, Hoa được giao dự án lớn nhất năm của công ty, đồng thời là “bài thi” trước khi cho cô thăng cấp của ban giám đốc.
Dự án lớn, khiến cô lao mình vào công việc, hơn 12 tiếng mỗi ngày cô ngồi tại công ty nghiên cứu nhằm đưa ra chiến lược tung sản phẩm mới và đánh bại đối thủ cạnh tranh ở cùng phân khúc. Do làm việc căng thẳng nên Hoa thường xuyên thấy mệt mỏi và chóng mắt, cô khắc phục bằng cách ăn uống điều độ, uống thuốc bổ để giúp cơ thể lúc nào cũng ở trạng thái sẵn sàng “chiến đấu”. Mọi việc tưởng chừng suôn sẻ, cho đến ngày họp ban giám đốc công bố kế hoạch tung sản phẩm mới, Mai Hoa cảm thấy chóng mặt, cơ thể mệt mỏi hơn trước kia. Trong cuộc họp, cô thậm chí còn trả lời cáu bẳn khi có người phân tích và đặt câu hỏi phản bác kế hoạch của cô. Kết thúc buổi họp, bản kế hoạch chưa được duyệt và thái độ của Hoa đã làm ban giám đốc không hài lòng, cô chỉ biết trách thầm sao lại gặp “đèn đỏ” đúng vào ngày quan trọng này. Những tưởng những triệu chứng trên chỉ là biểu hiện thông thường khi vào kỳ đèn đỏ của nữ giới. Nhưng sau khi qua kỳ nguyệt san, Hoa vẫn cảm thấy mệt mỏi, hay buồn ngủ trong giờ làm, cô còn thường xuyên quên trước quên sau, làm hiệu quả công việc không còn được tốt như trước. Cô liền đi khám bệnh và được bác sĩ cho biết mình đang mắc chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Vấn đề tự nhiên, hậu quả khôn lường
Không riêng gì Hoa mà phụ nữ ở lứa tuổi sinh nở 15 - 49 rất có nguy cơ cao bị thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt là trong những ngày đèn đỏ. Vì ở mỗi kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường mất khoảng 40-60 ml máu tương ứng khoảng 20-30 mg sắt hao hụt khỏi cơ thể. Theo bác sĩ Chuyên khoa I Phan Thị Hiền Thu - BS dinh dưỡng TP HCM, cho biết: “Thiếu máu do thiếu sắt sẽ gây mệt mỏi, kém tập trung, hoa mắt, chóng mặt trong thời gian ngắn, tuy nhiên nếu để tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của não như giảm tập trung, giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập và làm việc, giảm khả năng hoạt động thể lực cũng như hệ thống miễn dịch...”.
Khoa học còn chứng minh, thiếu sắt sẽ làm giảm lượng chất sắt trong não, tác động tiêu cực đến tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng học hành và chỉ số IQ bị giảm từ 5-10 điểm.
Vì vậy, các nữ giới cần có giải pháp bù sắt hợp lý cho cơ thể.
Làm cách nào để bổ sung sắt hiệu quả?
Để bổ sung sắt, nên chú ý ăn các thực phẩm giàu sắt bổ máu như thịt bò, tim, cật, hải sản, thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống... Nhưng theo báo cáo mới đây của bộ Y tế, khẩu phẩn ăn của người Việt chỉ mới đáp ứng được 30 - 50% nhu cầu cơ thể, nên lượng sắt nạp vào cơ thể qua đường ăn uống vẫn còn thiếu. Theo viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu sắt ở mỗi độ tuổi khác nhau, nữ giới trong độ tuổi sinh sản (15 – 49 tuổi) mỗi ngày cần ít nhất 41.3 mg sắt. Đặc biệt, trong giai đoạn chu kỳ, cần cung cấp 60 mg sắt mỗi ngày (tương đương với hàm lượng trung bình của một viên sắt). Vì thế, bổ sung sắt thường xuyên như một thói quen là điều cần thiết.
Để việc bổ sung viên sắt có hiệu quả, cần lưu ý các thông tin sau: + Uống trước 1 giờ hoặc sau 2 giờ sau khi sử dụng các loại thức ăn như trứng, sữa, cafe, lúa mì, ngũ cốc. + Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để hấp thu chất sắt dễ dàng. + Thiếu nữ trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần uống bổ sung viên sắt 60 mg hàng tuần để tạo nguồn sắt dự trữ cho cơ thể. + Tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần. |
Nhu cầu sắt mỗi ngày ở từng độ tuổi
(Theo Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị 2016 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia)*
Độ tuổi | Nam | Nữ |
0 - 6 tháng | 0,93 mg | 0,93 mg |
6 -12 tháng | (8,5 - 9,4 mg) | 7,9 - 8,7 mg |
1-5 tuổi | ( 5,4 – 5,5 mg) | 5,1 – 5,4 mg |
6-7 tuổi | 7,2 mg | 7,1 mg |
8-9 tuổi | 8,9 mg | 8,9 mg |
10-11 tuổi | 11,3 mg | Chưa kinh nguyệt: 10,5 mg |
12-14 tuổi | 15,3 mg | Chưa kinh nguyệt: 14 mg |
15-19 tuổi | 17,5 mg | 29,7 mg |
20-49 tuổi | 11,9 mg | 26,1 mg |
50 tuổi trở lên | 11 mg | 10 mg |
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn