Đào là một trong những loại quả của mùa hè, vừa thơm nức lại ngọt ngon. Đào không chỉ ăn trực tiếp mà còn có thể đem ngâm nước uống. Có nhiều loại đào, có loại không có lông, lại có giống nhiều lông.
Lớp lông tơ dày đặc trên bề mặt quả đào thực chất là “vũ khí” để bảo vệ, một mặt có thể chắn nắng trực tiếp, giúp cùi đào không bị cháy nắng. Mặt khác, nó có thể làm giảm sự bay hơi của nước, giúp thịt quả đào mềm hơn, chống ruồi muỗi đốt. Tuy nhiên, khi rửa đào, cần làm sạch lớp lông tơ này. Rắc rối nhất là nếu chẳng may phần lông này chạm vào cơ thể sẽ gây ngứa da, gây dị ứng.
Khi rửa quả đào thường bằng nước sạch, chúng ta dù chà mạnh nhiều nhất nhưng khi ăn chúng ta sẽ thấy lông đào vẫn còn. Dưới đây là hai cách để rửa quả đào giúp lông và chất bẩn trên vỏ quả đào sẽ tự động rơi ra, vì vậy bạn có thể yên tâm ăn chúng.
1. Làm sạch bằng muối ăn
Ngâm đào trong nước sạch một lúc cho bề mặt đào ngấm nước, sau đó thoa một lớp muối lên bề mặt đào, dùng tay chà nhẹ nhàng cho đến khi hết lông đào, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Nguyên tắc của cách làm sạch này là dùng những hạt muối nhỏ để chà xát và loại bỏ bụi bẩn. Muối có thể làm giảm độ ẩm trên bề mặt quả đào và làm nở lỗ chân lông. Cách làm sạch này không chỉ có thể làm sạch lông trên quả đào mà còn giúp đào khử trùng, đảm bảo vệ sinh, có thể ăn trực tiếp cả vỏ.
2. Làm sạch bằng baking soda
Baking soda là một trong những thứ cần có trong nhà bếp, được sử dụng để làm bánh mì, bánh quy, bánh mì hấp,… Không nên coi thường khả năng khử độc của baking soda. Do baking soda có tính kiềm nên các phân tử pectin trong vỏ quả đào rất nhạy cảm với kiềm, xảy ra phản ứng hóa học, lông trên bề mặt quả đào sẽ tự động rụng, đồng thời baking soda còn có tác dụng trung hòa dư lượng thuốc trừ sâu.
Đầu tiên bạn chuẩn bị một chiếc bát thủy tinh lớn, cho một lượng nước thích hợp, sau đó đổ baking soda vào khuấy tan. Sau đó cho đào ngâm hoàn toàn vào nước, sau khi ngâm khoảng 10 phút, thời gian trôi qua, bạn có thể thấy về cơ bản các sợi lông của quả đào sẽ tự động rụng. Bạn hãy xoa nhẹ trên vỏ đào một lúc, sau đó rửa lại đào bằng nước sạch.
Có thể thấy, lông đào bị cọ rụng ra làm cho nước trong bát thủy tinh bị bẩn, như vậy đào rửa sạch không chỉ có thể làm sạch sâu bọ côn trùng bám bên ngoài mà còn loại bỏ lông đào trên bề mặt, ăn không có vị khác lạ.
Như vậy, làm sạch lông đào để ăn trực tiếp cả vỏ, bạn hãy sử dụng muối hoặc baking soda nhé!
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/rua-dao-dung-chi-dung-nuoc-them-nguyen-lieu-nay-dao-s...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn