Zou Yaqi - một sinh viên của Học viện Mỹ thuật Trung ương tại Trung Quốc đã đóng giả làm người thuộc “giới thượng lưu” trong 21 ngày. Cô ngủ trong khuôn viên của những khách sạn sang trọng, đeo thử vòng tay ngọc bích tại các cuộc đấu giá và làm việc tại văn phòng của hãng nội thất Ikea. Tuy nhiên, điều đặc biệt là tất cả đều miễn phí.
Zou Yaqi đã ghi lại trải nghiệm của mình bằng một video và đăng tải trên mạng xã hội Weibo. Tuy nhiên, cô không nghĩ rằng, những trải nghiệm đó của mình lại khơi mào cho những tranh cãi sau đó.
Cô viết trên Weibo: "Dự án xuất phát từ sự quan tâm lâu dài về việc liệu một người có thể sống bằng "vật chất dư thừa" do xã hội tạo ra hay không. Những người trông có vẻ có đầy đủ của cải trong cuộc sống có thể ngủ trong sảnh của khách sạn sang trọng, tắm ở sân bay, sử dụng bể bơi của khách sạn miễn phí hay ăn tiệc buffet, thưởng thức đồ ăn nhẹ, rượu tại các cuộc đấu giá. Vì vậy, tôi đã giả vờ trở thành một người như vậy ... và sống bằng những "vật chất dư thừa" này trong 21 ngày".
21 ngày sống nhờ vật chất dư thừa của 'quý cô giả mạo' .
Theo nhiều trang tin ở Trung Quốc, Zou đã chi ra vài ngàn tệ (1.000 tệ bằng khoảng 3,5 triệu đồng) để mua một chiếc túi nhái hàng hiệu (hàng nhái cao cấp), thêm 18 tệ (64.000 đồng) để mua nhẫn kim cương giả, thêm đôi hoa tai và 2 sợi dây chuyền ngọc trai giả để đeo thay đổi. Ưu thế là Zou trông xinh đẹp, hiện đại nên có thể đóng giả rất tốt. Cô đánh môi son đỏ rực, trông thật giống một người nổi tiếng.
"Bạn tôi đã tài trợ cho một bộ quần áo thể thao thiết kế bằng nhung cao cấp. Một người bạn khác đưa tôi chiếc vòng cổ nhái thiết kế nổi tiếng. Tôi dùng số tiền bố mẹ cho để mua chiếc túi giả hàng hiệu giá 2.700 tệ, thậm chí một nhân viên ở quầy hàng đó còn không biết nó là túi fake. Tôi mua thêm dầu ủ tóc, dầu gội, hộp trang điểm Lancome giá 100 tệ".
Chiếc túi hàng hiệu giả chứa một hộp mỹ phẩm, 7 đôi tất dùng một lần, 20 bộ đồ lót dùng một lần và một số đồ dùng vệ sinh cá nhân.
Suốt 3 tuần sau đó, cô liên tục lui tới phòng chờ hạng thương gia của sân bay và thưởng thức buffet miễn phí 3 lần/ngày. Cô cũng lấy lý do "đang chờ bạn" để ăn đồ miễn phí tại nhiều nhà hàng lẩu, không quên chuẩn bị hàng tá lý do để rời đi.
Đóng giả làm một phụ nữ giàu có đến khách sạn 5 sao với lý do "thăm khu đấu giá", Zou được bảo vệ ân cần hỏi thăm, đưa nước uống và chụp ảnh giúp. Thấy cô ăn gần hết sô cô la trắng trên bàn khách ở sảnh, anh còn chủ động lấy thêm.
Tùy hoàn cảnh khác nhau, Zou sẽ tự khoác lên mình thân phận phù hợp. Trong suốt 3 tuần, thân phận và danh tính thật của Zou Yaqi không hề bị phát giác.
Câu chuyện gây ra những tranh cãi về sự bất bình đẳng giàu nghèo.
Trong 21 ngày, Zou đã đi tới gần 100 địa điểm mua sắm quần áo, thực phẩm, phương tiện đi lại và nhà ở. Chỉ khoảng 20 điểm mang lại lợi ích. Cô có thể ăn thử đồ ăn trong trung tâm thương mại, thưởng thức tiệc trong buổi khai mạc của triển lãm.
Buổi tối, cô đến những cửa hàng mở cửa 24/24, nằm nghỉ ngơi trên ghế và còn có nước miễn phí. Phòng chờ hạng nhất ở khách sạn còn có chỗ để nghỉ lại qua đêm.
“Dự án” của Zou được thực hiện từ tháng 5, nhưng đến gần đây cô mới tiết lộ một số hình ảnh trên mạng. Cô chỉ không ngờ rằng “dự án” đó khiến dân mạng tranh cãi liên tục. Có người khen cô thông minh, sáng tạo; nhưng cũng có người nói rằng Zou đã có cách không phù hợp để hưởng thụ miễn phí cuộc sống xa hoa và “dự án” của cô có thể khiến nhiều học sinh, sinh viên hiểu sai lệch, tìm cách gian dối, hoặc tin rằng con người bao giờ cũng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.
Đáp trả lại nhưng chỉ trích gay dắt của cư dân mạng, Zou viết trên Weibo rằng: Cô không phải một người giàu có thực sự. Cô chỉ là một sinh viên và đã chuẩn bị từ lâu để thực hiện dự án tốt nghiệp của cá nhân. Mục đích của cô không phải để khảo sát sự bất bình đẳng giàu nghèo hay xác định thế nào là một người thượng lưu.
“Khoảng cách giàu có và sự phân tầng giai cấp chỉ là tạm thời, xã hội sớm muộn gì cũng sẽ đạt đến sự thịnh vượng chung,” cô viết.
Một số người có quan điểm tích cực hơn đối với thí nghiệm của Zou. Họ so sánh trải nghiệm của nữ sinh ngành nghệ thuật khác với cuộc sống của Sanmao, nhân vật hoạt hình trẻ em nổi tiếng được tạo ra vào những năm 1930.
Tạp chí Nan Feng Chuang có trụ sở tại Quảng Châu cho biết: "Chúng tôi có thể tự tin nói rằng cô ấy đã sống tự do 21 ngày trong thành phố, dựa vào sự khoan dung và lòng tốt của xã hội".
.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/nu-sinh-trung-quoc-noi-tieng-sau-khi-gia-lam-quy-co-nha...
Tin tức 24h
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn