Ngôi làng xếp đầy đồ ăn nhưng chẳng có mùi hương, tới gần ai nấy mới ngã ngửa

Thứ bảy - 28/07/2018 18:27

Ngôi làng xếp đầy đồ ăn nhưng chẳng có mùi hương, tới gần ai nấy mới ngã ngửa

Chỉ nhìn chúng thôi là bạn đã thèm chảy nước miếng nhưng sự thật đằng sau những đồ ăn đầy mời gọi ấy lại là...

Bạn vẫn thường thấy những loại đồ ăn giả được trưng bày trước cửa tiệm, dựa vào đó để chúng ta gọi món chứ? Khoảng 80% trong số chúng là được sản xuất từ Gujo Hachiman, một thị trấn ven sông nhỏ ở thành phố Gifu, miền trung Nhật Bản.

Thị trấn Gujo Hachiman còn được gọi là “Little Kyoto” với nhiều ngôi đền, lối kiến trúc cổ.

Khắp thị trấn, đâu đâu cũng có thể thấy được những mẫu đồ ăn giả nhưng nhìn còn ngon mắt hơn thật.

Thị trấn Gujo Hachiman là nơi bắt đầu khi ông Takizo Iwasaki sản xuất thực phẩm thương mại đầu tiên (mẫu thực phẩm giả) vào năm 1932, và sản xuất khoảng một nửa số bản sao thực phẩm nhựa của Nhật Bản.

Ban đầu thực phẩm giả được làm bằng sáp parafin, nhưng chúng có thể tan chảy khi thời tiết nóng lên nên phải thường xuyên thay thế. Ngày nay, các mẫu thường được làm bằng silicon và một số thiết bị công nghệ cao.

Đến đây, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy các nghệ nhân tự tay “chế biến” món ăn giả. Thậm chí còn có thể được trải nghiệm khi bỏ ra chỉ 10 đô la (khoảng 230.000 đồng).

“Vì các bản sao đồ ăn thường trông như thực nên không ít lần trẻ em nhìn thấy còn cố gắng để thưởng thức nữa” - nghệ nhân Yuko Tanaka, 47 tuổi nói.

Học sinh Nhật Bản kiểm tra các bản sao thực phẩm bằng nhựa ở thị trấn cổ Gujo Hachiman.

Không có gì được sản xuất hàng loạt. Hầu hết vẫn được làm thủ công khéo léo bởi các nghệ sĩ được đào tạo kỹ lưỡng.

Quy trình làm một bông rau xà lách.

Không nói chắc cũng không ai biết đây là sushi hay mỳ được làm bằng silicon.

Những loại thực phẩm giả này được dùng vào trưng bày ở các nhà hàng, quán ăn cho du khách chọn món hoặc dùng để chụp hình quảng cáo.

Màu sắc nhìn như đồ ăn thật và bài trí một cách khéo léo.

Và giá cả của chúng cũng không thua kém đồ ăn thật, thậm chí còn đắt hơn rất nhiều.

Như một tác phẩm nghệ thuật, đồ ăn giả khá đắt tiền: một món bít tết có giá khoảng 20 đô la (khoảng 460.000 đồng), một miếng sushi 25 đô la (khoảng 580.000 đồng), một ly bia 60 đô la (khoảng 1.4 triệu đồng). Và sẽ còn đắt hơn nếu bạn muốn sở hữu một bữa ăn đầy đủ các món.

Cùng chiêm ngưỡng các món ăn giả được sản xuất từ làng nghề truyền thống Gujo Hachiman.

Rưới mỡ, rắc hành thái đậu xanh nhanh như chém chuối, chị bán xôi bỗng hot nhất hôm nay
Với khuôn mặt căng thẳng, chị bán xôi vừa rưới mỡ, rắc hành, thái đậu xanh nhanh đến nỗi ai cũng phải kinh ngạc.
Bấm xem >>
Theo Minh Hạ (Khám phá)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây