Hầu hết người dân Ấn Độ đều theo đạo Hồi giáo, họ coi bò là một loài động vật để tôn sùng chứ không phải là loại động vật lấy thịt, thế nên thịt bò sẽ không bao giờ xuất hiện trên bàn ăn của người Ấn Độ. Bên cạnh đó, nếu đến Ấn, du khách cũng không được phép hỏi nhà hàng địa phương có bán thịt bò không, vì đó là một hành động cực kỳ thiếu tôn trọng.
Trên thực tế, người Ấn chỉ sử dụng thịt gà, thịt cừu, cá để làm thức ăn. Việc ăn chay cũng phổ biến tại đây. Trong mắt người Ấn, nếu họ không ăn thịt thì họ sẽ được đánh giá là người tử tế, khoảng cách với Chúa cũng gần hơn.
Tuy nhiên, rất nhiều người tò mò là họ thấy thịt bò, thịt heo nhập khẩu từ Ấn Độ trên các siêu thị. Lý do là bởi, mặc dù họ không ăn thịt bò, heo nhưng họ có thể giết gia súc, do đó việc chế biến và xuất khẩu ra nước ngoài đã đem lại một nguồn thu nhập rất lớn cho nền kinh tế của người Ấn.
Vì vậy, người Ấn không ăn thịt bò và thịt heo nhưng thị gà thì lại được ưa chuộng. Món cà ri gà của Ấn Độ rất nổi tiếng trong nền ẩm thực thế giới.
Có thể nói rằng tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân Ấn Độ. Những người tin vào tôn giáo sẽ không thể vi phạm các luật lệ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn