Vào thời kỳ phong kiến cổ đại, do năng suất lao động của những người phụ nữ không bằng đàn ông, đã gián tiếp hình thành nên một xã hội bất bình đẳng với quan niệm trọng nam khinh nữ.
Trong xã hội đó, đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện thường tình. Thậm chí, hậu cung của hoàng đế còn có tới hơn 3.000 mỹ nhân giai lệ. Dù hoàng để cả đời có khi chẳng gặp hết được những người phụ nữ của mình, nhưng họ vẫn phải "giữ thân như ngọc" cho bậc cửu ngũ chí tôn.
Thế nhưng, khuê phòng lạnh lẽo khiến không ít phi tần "trật bánh". Ngay cả khi họ không phải là người được sủng ái nhưng vẫn phải nhận kết cục bi thảm bởi cơn ghen cuồng nộ của hoàng đế.
Chẳng hạn như người mẹ phong lưu Triệu Cơ của Tần Thủy Hoàng. Khi phát hiện Lão Ái không phải hoạn quan và thường thông dâm thái hậu, Tần Thủy Hoàng vô cùng tức giận, liền chu di tam tộc nhà Lao Ái. Hai con do thái hậu đẻ ra, ông ra lệnh cho người bọc trong bao bố rồi dùng gậy đánh cho đến chết.
Thái hậu Triệu Cơ dù sao cũng là mẹ để nên Tần Thủy Hoàng chỉ có thể giam lỏng bà tại thành Ung. Nhiều người vì nghĩ đến hiếu đạo của Tần vương mà khuyên nhủ, cũng đều bị Tần vương trút giận bằng cách ra lệnh trừng phạt tất cả.
Không giết nhưng phải khiến kẻ ngoại tình thân bại danh liệt, Lương Nguyên Đế Tiêu Dịch thời Nam Bắc triều cũng từng áp dụng phương pháp như vậy.
Bắt đầu từ khi Tiêu Dịch vẫn chưa trở thành hoàng đế, những ngày sau khi ông mải mê với những người đẹp khác, chính thất của ông là Từ Chiêu Bội không chịu nổi cảnh sống cô độc một mình nên đã bắt đầu tìm kiếm nhân tình để khỏa lấp nỗi cô đơn.
Người tình đầu tiên của Từ Chiêu Bội là là một hòa thượng ở chùa Dao Quang. Tiêu Dịch khi biết chuyện lại không có ý bóc trần sự việc, song Từ Chiêu Bội vẫn không ngừng ngoại tình với nhiều nam nhân khác. Câu thành ngữ của người Trung Quốc "Từ nương bán lão" được sử dụng để mô tả một phụ nữ trung niên hay già tuổi mà vẫn đa tình, cũng xuất phát từ sự đa tình của Từ Chiêu Bội.
Đường đường là vua một nước nhưng lại bị vợ "cắm sừng" hết lần này tới lần khác, Tiêu Dịch vô cùng tức giận. Ông sai người đốt chùa Dao Quang, thiêu chết tình địch trước mặt Từ Chiêu Bội, khiến bà như trở nên phát điên.
Chưa hết, trong cơn giận dữ, ông đã tự tay viết lại câu chuyện trăng hoa của Từ Chiêu Bội rồi chiếu cáo toàn dân thiên hạ. Sau đó ông còn đem chuyện này vào tác phẩm yêu thích do mình sáng tác là Kim Lâu tử, muốn ô danh của vợ phải được lưu truyền muôn đời.
Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến quân chủ của Trung Hoa, do vấn đề sức khỏe và thường phải đi công vụ ở nước ngoài, khiến cho Uyển Dung - vị hoàng hậu cuối cùng vốn đã bị lạnh nhạt lại càng thêm cô đơn.
Uyển Dung vì thế mà quan hệ bất chính với phụ tá của Phổ Nghi và còn hạ sinh ra một bé gái. Theo hồi ký "Nửa đời trước của tôi" của Hoàng đế Phổ Nghi, ông đã rất tức giận sau khi phát hiện sự việc ngoại tình của hoàng hậu, đứa bé bị thiêu chết, còn Uyển Dung bị giam cầm. Cuối cùng, bà qua đời do suy dinh dưỡng và cơn đói thuốc phiện hành hạ ở tuổi 39.
Kỳ lạ là trong lịch sử cũng từng chứng kiến số ít hoàng đế lại tình nguyện để người phụ nữ của mình "cắm sừng". Lưu Minh Đế Lưu Úc là một ví dụ, nghe đồn do ông không có khả năng sinh sản nên sau khi lên ngôi hoàng đế, thường đem phi tần trao cho các bộ hạ của mình, sau khi họ có thai, ông sẽ đón về nuôi nấng.
Một lần ông say rượu và đã trao người thiếp tên Trần Diệu Đăng cho cận thần Lý Đạo Nhi. Một năm sau, Lưu Dụ đón người thiếp đang mang thai về cung rồi sinh ra một người con trai tên là Lưu Dục. Mọi người trong triều đều biết Lưu Dục là con của Lý Đạo Nhi, nhưng Lưu Minh Đế không bận tâm, thậm chí còn phong Lưu Dục làm hoàng thái tử.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/giai-tri/con-ghen-cua-bac-de-vuong-khi-bi-cam-sung-nguo...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn