Ông bà ta xưa đã có câu, "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" vì thế, cứ đến ngày này, chị em nội trợ lại cùng nhau sắm sửa lễ vật, mua thực phẩm về làm mâm cỗ cúng để thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên.
Năm Kỷ Hợi 2019, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ 3 ngày 19/2 dương lịch. Nhưng vì không có nhiều thời gian do bận bịu công việc, nhiều người tiến hành cúng Rằm từ ngày 13, 14 âm lịch.
Các mâm cỗ này tùy theo sở thích cũng như hoàn cảnh, thời gian của gia chủ mà có thể mâm cỗ mặn nhiều món hoặc ít món hay mâm cơm chay ngon miệng. Sau khi hoàn thành mâm cỗ, thắp hương xong, chị em sẽ ghi lại hình ảnh thành phẩm của mình mà chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, khiến ai nhìn thấy cũng phải trầm trồ khen ngợi. Mỗi mâm cơm với màu sắc, hương vị khác nhau đem lại cảm giác ấm cúng nhưng vô cùng thành kính với ông bà tổ tiên của các gia đình trong những ngày đầu năm mới.
Chị Nguyễn Bích Lệ (Hà Nội) cho biết, năm nào chị cũng làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng. Năm nay chị làm mâm cỗ chay gồm nhiều món vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Mâm cỗ này gồm 8 món chay:
Giò chay - Nấm đùi gà xốt dầu hào - Chả chay - Cải chíp nấm hương xào - Váng đậu kho tiêu - Canh củ quả nấm - Xôi lá nếp - Chè trôi nước.
Chị Lệ chia sẻ, chị làm mâm cỗ này mất khoảng 2 tiếng thì xong. Riêng món chè trôi nước chị đã làm từ trước đó rồi, giò chay chị tự mua nên tiết kiệm được nhiều thời gian.
Cùng xem thêm những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của các chị em nội trợ khác:
Mâm cỗ đủ màu sắc nhìn là mê của chị Giang Bùi
Mâm cỗ chay cúng Rằm của chị Lê Quỳnh Trang (TPHCM)
Mâm cỗ 12 món tuyệt đẹp của gia đình chị Tô Hưng Giang. Mâm cỗ này chị Hưng Giang làm 2,5 tiếng thì xong.
Mâm cỗ như bức tranh tứ quý của chị Hằng Đỗ. Chị cho biết, cơm chay cúng rằm của nhà chị đủ tiêu chí 4 bát 8 đĩa đại diện:- 4 phương 8 hướng - 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông- Tứ quý: Tùng - Cúc - Trúc - Mai. Món ăn đủ 5 màu tượng trưng cho Ngũ hành: Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ!
Mâm cỗ cúng Rằm đẹp mắt của chị Lê Hương Giang
Mâm cỗ đặc sắc, nhiều món của chị Phạm Thị Thu Hiền (Hải Phòng)
Mâm cỗ ngon và bắt mắt của chị Vũ Thanh Hoan (Hà Nội)
Mâm cỗ nhiều món ngon của gia đình chị Vũ Thu Phương
Mâm cỗ 9 món hấp dẫn của gia đình chị Thanh Huyền (Hà Nội)
Mâm cỗ đủ món ngon của gia đình chị Phùng Thanh Xuân. Mâm cỗ gồm các món: 1. Cháo gạo lức rau củ - 2. Salát hoa quả - 3. Rau mầm trộn - 4. Bánh trôi - 5. Đậu hũ non sốt nấm - 6. Ớt chuông hấp - 7. Bí đỏ thập cẩm - 8. Nem chay - 9. Xôi gấc - 10. Chả nấm chay - 11. Cà ri rau củ - 12. Canh nấm kim châm - 13. Chè hạt sen long nhãn
Mâm cỗ cúng Rằm của chị Đặng Việt Linh
Theo các chuyên gia tâm linh, Rằm tháng Giêng thường các gia đình sẽ sắm lễ cúng Phật và cúng gia tiên. Như đã nói ở trên, không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà tùy theo điều kiện mỗi gia đình và phong tục từng vùng mà mâm cỗ có sự chuẩn bị khác nhau. Trong đó, lễ cúng Phật là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến, không cúng tiền giả, không cúng đồ sát sinh. Cúng gia tiên có thể làm các món ăn mặn với các món ăn truyền thống của người Việt như xôi gấc, hoa quả, gà luộc, chân giò… Lưu ý, lễ vật cúng của lễ Phật và lễ gia tiên cần phải để riêng. Tuyệt đối không để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên bàn thờ hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng. Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn