1. Bề mặt đá
Các vật liệu như đá granit, đá cẩm thạch và các loại đá tự nhiên thường được sử dụng để làm mặt bếp có độ cứng cao. Nhưng việc vô tình dùng giấm để lau chùi sẽ để lại những dấu vết không bao giờ xóa được trên bề mặt đá.
2. Nồi, chảo gang
Axit trong giấm phản ứng mạnh mẽ với chất sắt có trong nồi gang tạo ra hiện tượng bị rỉ sét. Vậy nên, đối với loại nồi đặc biệt này bạn chỉ nên rửa xà phòng và nước lạnh thông thường.
3. Bất cứ thứ gì làm bằng nhôm
Tương tự như gang, giấm phản ứng với nhôm gây ra hiện tượng oxy hóa trên nồi chảo. Nếu một lần để giấm tiếp xúc với các vật dụng bằng nhôm trong nhà bếp thì những đồ vật này sẽ nhanh chóng bị hư mòn.
4. Sàn gỗ cứng
Một vài người nói rằng giấm pha loãng có thể làm sạch sàn gỗ trong nhà bếp. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ván gỗ đều khuyên bạn tuyệt đối không nên làm điều này. Tính axit mạnh có thể bào mòn làm mất đi độ bóng, sáng của gỗ.
5. Tủ bếp
Cùng một lý do là tính axit của giấm sẽ phá hủy các lớp sơn bóng bên ngoài. Thế nên hãy sử dụng dung dịch vệ sinh kính, bếp chuyên dụng để đảm bảo giữ nguyên được vẻ đẹp của tủ bếp.
6. Điện thoại hoặc máy tính bảng
Nếu bạn thường xuyên dùng điện thoại để xem công thức nấu ăn thì hãy tránh xa giấm ra. Màn hình đồ công nghệ có lớp chống vân tay có thể sẽ bị hư nếu tiếp xúc với giấm.
7. Chậu cây cảnh trong bếp
Trong khi một số loại giấm có tác dụng như một loại thuốc trừ sâu bọ, cỏ dại thì việc phun trực tiếp giấm nguyên chất lên cây xanh sẽ vô tình khiến chúng nhanh chóng bị héo úa, chết đi.
Dưới đây là vài mẹo nhỏ để công việc bếp núc trở nên nhanh, tiện và dễ dàng hơn rất nhiều.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn