Tiết canh
Tiết canh là món ăn tươi sống được chế biến từ tiết động vật. Món ăn này vô cùng phố biến trong ẩm thực của người Việt Nam từ xưa đến nay và là món ăn khoái khẩu của nhiều người.
Đặc biệt vào dịp Tết cổ truyền, nhiều gia đình vẫn giữ truyền thống mổ lợn hay ăn đụng lợn (tức là vài nhà chung nhau thịt một con lợn) và ăn tiết canh, lòng lợn trong bữa cơm tất niên.
Tiết canh là món ăn tuy ngon nhưng nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn trong đó thì vô cùng lớn vì có thể dẫn tời những căn bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong. Với mỗi bát tiết canh là một ổ bệnh với trên dưới 10 loại vi khuẩn gây hại cho con người. Đặc biệt nếu động vật bị nhiễm bệnh thì con số này sẽ tăng gấp bội.
Sau khoảng 12 giờ sử dụng tiết canh, lòng lợn cơ thể bạn có các biểu hiện: sốt, rét run, da nổi ban, sau đó người bệnh lơ mơ, li bì, hôn mê, sốc, tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da….và nguy cơ tử vong là rất cao.
Ngoài ra ăn tiết canh, người ăn còn có nguy cơ nhiễm tụ cầu khuẩn vàng. Tụ cầu khuẩn vàng là loại vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm trong quá trình giết mổ. Loại tụ cầu này chỉ trong vòng 4-5h có thể sinh ra nhiều độc tố thấm vào trong niêm mạc dạ dày, ruột và máu, tác động lên thần kinh… dẫn đến các triệu chứng ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy… Nếu không cấp cứu kịp, người bệnh có thể tử vong.
Ăn tiết canh còn có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella gây nhiễm trùng máu và phá hủy các tổ chức phủ tạng, vi khuẩn Shigella... và tiềm ẩn nguy cơ mắc cúm gia cầm rất cao.
Trong tiết canh động vật còn có các loại virus gây viêm gan A với thời gian sau 28-30 ngày, gây viêm gan E sau 40 ngày.
Một loại vi rút nữa rất nguy hiểm đó là virus đường ruột (Polyo) gây ra bại liệt, tàn phế suốt đời. Virus Astro gây hủy hoại niêm mạc ruột, gây viêm dạ dày trên người….
Nhiều người ăn tiết canh nhiễm bị nhiễm giun, sán. Một trong những ký sinh trùng hay gặp nhất là sán lá gan, giun móc, giun xoắn. Bệnh giun xoắn là bệnh nguy hiểm, gây sốt cao kéo dài, hậu quả có thể khiến người bệnh bị giảm thị lực, liệt chân tay...
Trong tiết canh lợn còn có thể gây nên bệnh sán não, bệnh nhân mắc sán lợn sẽ bị động kinh, co giật là do sán chèn lên não, làm tổn thương vùng não.
Đồng thời bạn không nên cho rằng lợn, gà, vịt ngan do nhà mình nuôi, đảm bảo mà chủ quan, ăn tiết canh và các món tươi sống không qua chế biến.
Các món tái
Bò,dê tái chanh, gỏi cá, nem chua… là những món ăn được xếp vào hàng thông dụng của người Việt nhưng lại có nguy cơ gây bệnh rất cao, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Trong đồ ăn tái có chứa trứng giun sán trên sông biển ao hồ, trung chuyển qua ốc, tôm, cua rồi ẩn sâu vào thịt cá.
Với những món tái như gỏi, trứng giun sán vẫn sống trong miếng thịt và theo đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể con người. Sau đó, ấu trùng này sẽ nở thành giun sán và bắt đầu gây bệnh. Ngoài nguy cơ nhiễm giun sán, các món ăn tái sống nếu được chế biến từ thực phẩm có chứa vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, E.Coli có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
Khi ăn các món tái, người ăn có thể bị đau bụng và tiêu chảy cấp, phân có thể có máu, kèm theo có thể có sốt hoặc nôn. Một số trường hợp nặng gây hội chứng tan máu suy thận cấp tăng urê huyết, đây là nguyên nhân chính gây tử vong (hay gặp ở trẻ nhỏ và người già). Ngoài ra, nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn thực phẩm chế biến tái sống cũng ngày càng phổ biến.
Nem chua
Nem chua cũng là món ăn truyền thống được nhiều người yêu thích trong dịp Tết. Nguyên liệu để làm nem chua là thịt sống lên men cùng một vài gia vị khác mà không trải qua bất kỳ công đoạn xử lý nhiệt nào.
Những vi sinh vật giúp nem chín phát triển trong nhiên liệu, trong lá gói. Những vi sinh vật này có hai nhóm có lợi và có hại. Quá trình lên men lactic sẽ giúp vi sinh vật có lợi phát triển và ức chế vi sinh vật có hại.
Đặc biệt trong nem chua có các loại vi khuẩn gây thối rữa, vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng như giun sán. Tuy bị ức chế không hoạt động được nhưng chúng không chết mà sẽ sinh sôi nảy nở khi gặp điều kiện thuận lợi, gây nguy hiểm sức khỏe con người.
Các nhóm sinh vật gây bệnh có thể có trong nem chua phải kể đến như: Salmonella, Shigella, Ecoli, Colifome…
Trong quá trình ăn nem, nếu nem bị mốc, hoặc lá gói bị mốc tiếp xúc trực tiếp với nem không nên dùng, vì độc tố từ nấm mốc có thể đã truyền vào thịt. Tốt nhất nên nướng hoặc rán nem chua trước khi ăn.
Măng tươi
Trong măng tươi có chứa hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể. Mỗi kg măng củ có chứa khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì. Do vậy bạn không nên ăn măng tươi để ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân mình.
Nguồn tin: www.lamsao.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn