Cơm có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Nó không chỉ cung cấp chất đường nhằm bổ sung năng lượng cho thể, cơm còn chứa nhiều vitamin B (B1, B3, B6) và chất xơ. Bên cạnh đó, lớp ngoài của hạt gạo chứa các khoáng chất như magie, sắt, kẽm,…
Nấu cơm nhiều và thường xuyên nhưng trong quá trình nấu, nhiều người vẫn bị mắc lỗi sai do hiểu lầm bản chất của việc này. Chính những hiểu làm này làm nồi cơm không được thơm ngon, dẻo, thậm chí mất đi nhiều dinh dưỡng.
1. Vo gạo càng nhiều lần càng tốt
Nhiều người nghĩ rằng, lớp cám trắng bám ở ngoài gạo là bụi bẩn, nên khi vo gạo, cố gắng vo thật nhiều lần càng tốt. Thậm chí chà xát rất kỹ để làm sạch lớp cám này. Khi thấy hạt gạo trắng, sạch bong mới yên tâm nấu. Thế nhưng, lớp cám bề ngoài của gạo này lại chứa nhiều dưỡng chất.
Khi chúng ta vo gạo kỹ làm dưỡng chất bên ngoài hạt gạo sẽ bị hao hụt, cơm sẽ chỉ còn phần lõi tinh bột. Mặt khác, tiêu thụ quá nhiều tinh bột sẽ khiến cơ thể có nguy cơ béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp,… Chà xát gạo quá kỹ khi vo sẽ làm mất đi rất nhiều dưỡng chất như glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6...
Do đó, thay vì vo gạo nhiều lần, chúng ta chỉ nên vo 1 lần, khoắng nhẹ tay cho bụi bẩn và tạp chất lẫn bên trong hạt gạo trôi ra là được.
Bạn có thể lưu ý thêm, sau khi vo gạo xong, cho gạo vào nồi cơm điện hoặc nồi thường, thêm lượng nước phù hợp với loại gạo đó rồi để ngâm 15 phút. Việc ngâm gạo này giúp cho hạt gạo hút ẩm và đóng vai trò khiến hạt gạo thơm và mềm. Sau đó, bạn có thể bắt đầu nấu cơm. Lúc này, bạn hãy thêm chút muối và giấm trắng vào. Hầu hết mọi người có thể không hiểu tại sao nên cho muối và giấm vào cùng một lúc?
Đó là bởi vì muối ăn có tác dụng diệt khuẩn và kháng khuẩn nhất định, trong khi giấm trắng có tính axit, chỉ cần kết hợp với tính kiềm trong gạo để làm mềm độ cứng bên trong. Cho vào sẽ giúp cơm dẻo và thơm hơn. Ngoài ra, giấm sẽ giúp cho cơm trắng hơn, không bị dính và giấm sẽ bay mùi khi cơm sôi.
2. Lượng nước cho vào chỉ cần áng chừng
Nhiều người có thói quen sau khi vo gạo xong, đổ nước vào một cách áng chừng rồi nấu. Tuy nhiên làm vậy bạn thỉnh thoảng sẽ có trường hợp bị nhão hoặc cứng. Thực tế, khi nấu cơm, việc cho nước vào đều có tỉ lệ. Với nhiều loại gạo dẻo như hiện nay thì tỉ lệ thường là 1 gạo : 1.2 nước.
Với một số loại gạo khô đặc biệt, bạn nên tìm hiểu tỉ lệ rồi tra nước nhé.
3. Cơm nhảy sang chế độ giữ ấm là mở vung ra ngay
Ngày nay, mọi người sử dụng nồi cơm điện nấu là chính. Tuy nhiên vẫn có một số người có thói quen cơm vừa nhảy sang nút giữ ấm là mở vung ra ngay để kiểm tra. Nhưng điều này vô cùng sai lầm, khiến cơm khó mềm, dẻo được.
Sau khi nồi cơm nhảy nút sang chế độ giữ ấm, bạn cần phải để như vậy từ 5-6 phút nữa rồi mới mở vung tránh cho việc làm mất nhiệt, cơm không chín đều. Việc ủ ấm vừa làm cơm mềm, thơm ngon, dẻo hoàn hảo.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: https://phunuvietnam.vn/3-hieu-lam-tram-trong-nhieu-nguoi-mac-khi-nau-com-bao-sao-nau-k...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn