GS Trịnh Hồng Sơn: “Chúng tôi rất tiếc khi thấy gia đình người chết nào xin về để chôn”

Thứ bảy - 20/10/2018 15:46

GS Trịnh Hồng Sơn: “Chúng tôi rất tiếc khi thấy gia đình người chết nào xin về để chôn”

GS Trịnh Hồng Sơn cho biết, ngày nào ở Việt Nam cũng có người chết não, nếu gia đình người chết não ấy hiện tạng thì nhiều người khác sẽ có cơ hội sống.

Đó là chia sẻ của GS Trịnh Hồng Sơn – Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tại ngày hội “Chung tay vì sự sống” vừa được tổ chức chiều ngày 18/10, tại Ninh Bình. 

Theo GS.Trịnh Hồng Sơn, hiện ở Việt Nam ngày nào cũng có người chết não, nhưng rất ít người hiến. “Chết não là không tự thở, mất hết phản xạ, không cử động và chắc chắn là sẽ chết. Chúng tôi rất tiếc khi một người bị chết não mà gia đình đưa về nhà để chôn, giá như gia đình người chết não hiến tạng sẽ cứu được nhiều người”.

GS Trịnh Hồng Sơn trao Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân cho thân nhân người đã hiến tạng.

Cũng tại sự kiện này, GS Phạm Gia Khánh - Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam cho biết, ghép tạng là một trong những thành tựu kỳ diệu nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi năm ở nước ta vẫn có hàng ngàn người chết do thiếu tạng ghép. Trong khi đó, người dân vẫn còn quan niệm “chết toàn thây” nên không muốn hiến tạng.

Theo GS Khánh, năm 2017, số người đăng ký hiến tạng ở nước ta tăng lên 20.000 người, gấp 20 lần các năm trước. Đây cũng là năm ghép tạng được thực hiện nhiều nhất với gần 670 ca. Dù vậy, số ca hiến tạng còn rất ít. “Thiếu tạng ghép cũng là cản trở cho kỹ thuật ghép tạng ở Việt Nam, cũng là mảnh đất cho tội phạm buôn bán cơ thể người”, GS. Khánh nói. 

Ông Bùi Trọng Kỳ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Ninh Bình cho biết, Ninh Bình là địa phương đầu tiên có người hiến bộ phận cơ thể người, đó là bà Lê Thị Hoa (ở Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) hiến giác mạc.

Sự kiện này đã gây chấn động không chỉ Ninh Bình mà còn trên địa bàn cả nước bởi đây là nghĩa cử cao đẹp. Sau sự kiện này, Hội Chữ thập đỏ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền tới người dân.

Từ đó đến nay, số người hiến giác mạc tại Ninh Bình tiếp tục cao. Đến nay, cả tỉnh đã ccó 281 người hiến giác mạc, hơn 10.000 người đăng ký hiến tạng. Ninh Bình cũng là tỉnh có số người đăng ký hiến tạng cao nhất Việt Nam.

Nhiều bạn trẻ đăng ký hiến tạng sau khi chết hoặc chết não.

Tại ngày hội, rất đông người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã trực tiếp tham gia đăng ký hiện tạng sau khi chết, chết não. Chị Nguyễn Thị Lan (25 tuổi, ở TP.Ninh Bình) đã đăng ký hiến tạng. Chị Lan cho biết, trước đây nghe nói đến hiến tạng chị cũng sợ. Thế nhưng, khi nghe các chuyên gia nói chuyện, chia sẻ, chị đã hiểu việc hiến tạng có rất nhiều ý nghĩa.

Hơn nữa, hiến tạng chỉ được thực hiện khi chết não, không ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại nên chị đăng ký tham gia ngay. “Sau hôm nay, tôi cũng sẽ về vận động bạn bè, người thân cùng tham gia hiến tạng, bởi đây là một nghĩa cử cao đẹp”, chị Lan chia sẻ.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế truy tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho ông Nguyễn Ngọc Khiêm, xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, Thái Bình vì có nhiều đóng góp cho công tác sức khỏe nhân dân. Thay mặt gia đình, bà Đinh Thị Thông, mẹ anh Khiêm đã nhận Kỷ niệm chương.

Đưa tim, gan vượt ngàn km từ TP HCM ra Hà Nội ghép tạng
Các bác sĩ đã chạy đua với thời gian để đưa trái tim và gan của người chết não hiến tặng từ BV Chợ Rẫy (TP HCM) vượt hơn 1.000 km đường hàng không về...
Bấm xem >>

Theo Lê Phương (Khám phá)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây