Quán quân Olympia mùa 16 và cách sử dụng tài năng ở Việt Nam

Thứ năm - 25/08/2016 16:03

Quán quân Olympia mùa 16 và cách sử dụng tài năng ở Việt Nam

Với chế độ đãi ngộ và môi trường pháp lý chưa minh bạch, thì Việt Nam khó trở thành nơi để các nhân tài yên tâm cống hiến tài năng. 

Chương trình Olympia mùa 16 đã kết thúc, chúng ta đón thêm một tài năng, một quán quân đạt 340 điểm, đó là Hồ Đắc Thanh Chương đến từ dải đất nghèo miền Trung. Và càng vui hơn khi Chương chia sẻ: “Sau khi hoàn thành chương trình du học, em muốn được trở về Việt Nam làm việc”. 

Với tài năng và ý chí cầu tiến của Chương, cùng suy nghĩ có phần chín chắn so với các bạn cùng trang lứa, chúng ta hoàn toàn tin rằng đất nước sẽ có được sự phục vụ của tài năng này. 

Tuy nhiên, ước muốn cống hiến cho quê hương của Thanh Chương có trở thành hiện thực, khi 13/15 nhà vô địch Olympia đã ở lại nước ngoài làm việc sau quãng thời gian học tập và nghiên cứu.

Không những vậy, trong 42 năm tham dự Olympic Toán học quốc tế, Việt Nam đã đạt được thành tích đáng nể trên thế giới với 54 huy chương vàng, 101 huy chương bạc, 69 huy chương đồng, một giải đặc biệt và 4 bằng danh dự… thì có đến hơn 70% người sống và làm việc ở nước ngoài.

Như trăn trở của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa tại diễn đàn Quốc hội, kỳ họp thứ 11, quốc hội khóa XIII: "Tại sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi? Tại sao các cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho con cháu mình ra định cư ở nước ngoài?".

Đây là những trăn trở không dễ trả lời, bởi từ lâu chúng ta đã không có những đổi mới để cải thiện chính sách thu hút tài năng, làm sạch môi trường làm việc. Và trên hết chúng ta không tạo được một hành lang pháp lý an toàn để các tri thức trẻ, nhà khoa học và các doanh nhân yên tâm làm việc, cống hiến, phụng sự tổ quốc.

Trước đây, Nguyễn Thành Vinh - người từng được giới trẻ yêu mến khi giành giải Á quân Olympia mùa đầu tiên, và là gương mặt sáng trong bộ phim "Phía trước là bầu trời" đã thừa nhận: Bản thân anh muốn về Việt Nam làm việc nhưng không có cơ hội, nên phải lập nghiệp ở nước ngoài. Rồi biết bao nhiêu vụ lùm xùm khác liên quan đến tài năng và cơ quan quản lý như đã xảy ra ở Đà Nẵng và Cần Thơ. 

Chúng ta không phán xét ai đúng, ai sai nhưng với môi trường pháp lý chưa minh bạch thì sẽ khó để những tài năng yên tâm cống hiến. Trong khi ở nước ngoài như Úc, Canada.. thì họ được nhận chế độ đãi ngộ tốt, và tạo điều kiện làm việc tương ứng, phù hợp với tài năng của họ. 

Đối với các tài năng theo khuynh hướng nghiên cứu khoa học, thì họ gần như không có cơ hội phát triển trên quê hương mình vì cơ sở hạ tầng, tài liệu nghiên cứu không đủ để đáp ứng yêu cầu của họ.

Quan trọng hơn, câu chuyện kinh phí và triển khai áp dụng thực tiễn là điều quá khó để các nghiên cứu của họ được hiện thức hóa, bởi cơ chế xin - cho trong cách quản lý của chúng ta. Đây là cái vòng kim cô khiến nhiều phát minh, sáng chế, công trình nghiên cứu luôn nằm trong ngăn kéo.

Không những chỉ là có các tri thức trẻ, hiện nay một tầng lớp doanh nhân trẻ, người giàu, thậm chí là viên chức đang bằng cách này hay cách khác kiếm thẻ xanh để họ, và con cái được định cư ở nước ngoài trong đó chủ yếu là Mỹ, Canada, Úc, Singapore...

Thậm chí, có nhiều viên chức còn hợp thức hóa việc định cư ở nước ngoài bằng cách li dị, để vợ và con ra nước ngoài sinh sống, còn mình sẽ tiếp bước sau khi hoàn thành công việc nước nhà.

Đây là một thực trạng đáng buồn, bởi làn sóng di dân chất lượng cao này đang diễn ra ồ ạt trên quốc gia có chỉ số hạnh phúc đứng thứ 5 thế giới (theo New Economics Foundations) này.

Đất nước còn nghèo, nền kinh tế đang phát triển nên sẽ không công bằng nếu so sánh chúng ta với các nền kinh tế hàng đầu thế giới, và cũng sẽ rất lâu nữa Việt Nam mới là điểm đến của các tài năng.

Nhưng với các nhân tài Việt, ngoài tài năng thì họ còn có lòng tự tôn dân tộc. Trong sâu thẳm, họ vẫn luôn luôn muốn cống hiến cho quê hương mình. Và sẽ tự hào biết bao, nếu sau này những nhân tài đó trở về góp phần xây dựng và đổi mới đất nước, chứ không chỉ là kêu gọi các nguồn vốn FDI, ODA như hiện nay.

Muốn như vậy đất nước, các cơ quan quản lý của chúng ta phải không ngừng đổi mới cách làm, tư tưởng, hoàn thiện và đồng bộ hóa hệ thống pháp lý.

>> Xem thêm:  'Hotgirl sinh ra từ ống nghiệm' gây sốt Đường lên đỉnh Olympia

Nguyễn Tấn Phước

Chỉ có một trong 13 nhà vô địch Olympia về nước lập nghiệp

‘Nguyễn Thành Vinh Olympia nói về nước là lãng phí’ nóng nhất mạng XH

Chia sẻ bài viết của bạn tại đây .

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây