"Nên sa thải giáo viên yếu kém dù đã vào biên chế"

Thứ ba - 15/08/2017 00:22

"Nên sa thải giáo viên yếu kém dù đã vào biên chế"

'Thay máu' ngành sư phạm là giải pháp duy nhất để nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà.

Luật sư Khanh, hiện làm việc tại Mỹ, chia sẻ với độc giả VnExpress bài phân tích về phương pháp nâng cao chất lượng ngành giáo dục Việt Nam.

Điểm chuẩn ngành sư phạm rất thấp, thấp hơn các ngành học khác rất nhiều. Cái này đã có từ lâu, chứ không phải bây giờ mới có. Trước đây khi các trường tự tổ chức thi đầu vào thì ít ai quan tâm tới chuyện này - các trường tự "biết thân biết phận", họ ra đề sao cho phù hợp với sức của thí sinh. Điểm thi vì vậy không quá thấp, chỉ là đề thi hơi bị thấp mà thôi.

Những năm chiến tranh mới kết thúc, cả nước xáo xào vì đủ thứ. Rất nhiều giáo viên bỏ việc đi chạy chợ để kiếm ăn. Lương giáo viên ngày nay thấp nhưng còn có thể dạy thêm, ai không dạy thêm được thì ngoài giờ dạy có thể làm việc khác kiếm thêm. Còn ngày đó thì lương không kịp chạy theo lạm phát, mà chạy chợ thì phải đi xa, đi suốt ngày.

Vậy là trường lớp trống không. Trường chỉ có thể lấp đầy chỗ trống bằng cách đưa vào bất kỳ ai chịu dạy. Ở các xã vùng xa ở miền Tây, nhiều giáo viên chỉ học hơn cái lớp mà họ dạy. Các giáo viên lớp Một thì học hết lớp Năm. Sau này bộ giáo dục phải tổ chức học nâng cao, học bổ túc, nhưng vô ích vì cái mà các giáo viên này cần là 3-4 năm học sư phạm lại thêm không biết bao nhiêu lớp phổ thông mà họ không được học.

(Xem thêm: Thí sinh 29,25 điểm trượt đại học, bạn kém 3 điểm đỗ )

Ở đầu vào, chẳng ai chịu học sư phạm. Chừng mười mấy năm sau khi hoà bình, tình hình hơi khá hơn và người ta bắt đầu đi học lại. Ngành sư phạm lại tiếp tục phận bèo bọt. Các chân giáo viên đã lấp đầy, học sư phạm ra chẳng có nhiệm sở. Các giáo viên đã vào biên chế thì như trên, không cần phải bàn tới.

*Thầy giáo trẻ dạy phân biệt axit-bazơ bằng bài hát Duyên phận:

Số lượng giáo viên ở Việt Nam bị hạn chế bởi một điều ít ai nghĩ tới: cơ sở vật chất. Các trường ở thị xã mà mỗi lớp phải 50-60 học sinh, các trường đều phải học hai buổi sáng chiều. Vì vậy trường không thể nhận thêm giáo viên.

Hậu quả là một nền giáo dục có nhiều giáo viên không đủ kiến thức và kỹ năng đứng lớp, còn giáo viên ra trường thì không có nhiệm sở. Ngày đi học, chúng tôi thường hay thì thầm với nhau về các giáo viên "cũ", dạy hay. Họ là những người trụ được qua cơn khó khăn, họ đã có trình độ học vấn của ngành sư phạm, và họ có thể làm công việc của mình.

(Xem thêm:  Không học thêm vẫn đạt điểm 9,5 )

Thay máu ngành sư phạm là giải pháp duy nhất. Nhưng những giáo viên thiếu trình độ kể trên đã chấp nhận đi dạy vào cái lúc mà không ai chịu dạy, họ chỉ được trả công bằng một điều duy nhất: cái biên chế. Nên không ai dám sa thải họ. Các sếp ở trên trong ngành giáo dục cũng là những người trong biên chế, họ không muốn tạo ra cái tiền lệ là dù có biên chế cũng có thể bị mất việc.

Chừng nào cái biên chế ấy còn thì các giáo viên kia sẽ còn. Ngày qua tháng lại thì họ cũng sẽ nghỉ hưu. Những người được tuyển vào lấp chỗ của họ là những sinh viên sư phạm đã được tuyển trong lúc "chuột chạy cùng sào". Họ lại phải chung chi để có được cái biên chế. Vậy là một thế hệ giáo viên trình độ kém lại vào thêm. Với điểm chuẩn ngành sư phạm thế này thì cái vòng lẩn quẩn sẽ còn mãi.

Ngày tôi đi học, bọn học sinh thường lén lút đánh giá giáo viên theo 3 kiểu: có kiến thức và dạy hay, có kiến thức nhưng kỹ năng truyền đạt không tốt, và không có kiến thức. Ở cấp 3, tôi học trường chuyên, lớp chọn, các giáo viên loại một nhiều hơn các nơi khác, loại 2 thì cũng khá hơn, đại khái các vị này gộp lại cũng chừng 80% số giáo viên mà tôi được học. Còn các vị không có kiến thức, thì... Ở các trường khác, sự tình nó thế nào thì tôi không dám biết.

(Xem thêm: 'Học sinh không phải là chuột bạch thí nghiệm' )

Ở trường chuyên, bọn học trò phá phách không chừa trò nào, nhưng là những trò kiểu trường chuyên. Có lớp thông đồng với nhau, khi thầy hỏi thì đưa ra những câu trả lời sai bét, rồi cả lớp gật gù khen đúng, giáo viên cũng nói là đúng, học sinh bò ra cười riêng với nhau. Những chuyện như vậy không hiếm. Tới nỗi chúng tôi nói riêng với nhau là ai mà dở quá thì cho người đó dạy lớp chuyên môn đó. Lớp chuyên sẽ tự lo được cho mình bằng cách học thêm. Đem những vị này qua dạy lớp không chuyên thì học sinh các lớp đó sẽ lãnh đủ.

Học thêm đã được sản sinh như vậy đó, nhưng là học thêm tự nguyện, thực sự tự nguyện. Để vào những trường đại học danh giá, các học sinh trường chuyên phải chạy sô học thêm liên tục. Chúng tôi học thêm ở các giáo viên có tiếng là giỏi nhất thị xã. Có khi thì đó là giáo viên đứng lớp, nhưng hầu hết là giáo viên không dạy lớp chúng tôi và không dạy ở trường chúng tôi.

Các giáo viên này đắt sô tới nỗi mỗi mùa hè, khi họ mở lớp mới, các học sinh kéo nhau tới học đông đặc, giáo viên xếp lớp mệt nghỉ. Rồi dần dà có người phải đưa ra "chính sách" là chỉ nhận dạy các học sinh ở trường họ dạy và thêm... trường chuyên, nếu họ dạy trường khác, vì như vậy thì danh giá hơn hẳn. Các học sinh trường khác nữa thì gạt nước mắt ra về, có người lại lén chui vào trà trộn để học. Các vị giáo viên cỡ này thì ở cả thị xã trung tâm của một tỉnh - được xem là trù phú và có truyền thống học tập - không đếm đầy đầu ngón tay.

(Xem thêm Lời khuyên dành cho các sĩ tử thi đại học )

Nhu cầu giáo dục ở Việt Nam thật ra rất lớn. Cách nâng chất lượng giáo viên không phải chỉ là nâng lương, nó còn phải là quyết tâm sa thải các giáo viên chất lượng kém và tuyển các giáo viên có trình độ vào. Những người đó có, dù rất ít, họ là các giáo viên mới ra trường và học tốt, dù sao thì vẫn còn hơn các vị đi học bổ túc nâng cao. Khi dạy giỏi thì họ cũng có khả năng dạy thêm để bù đắp, chứ không như các vị có mở lớp cũng chẳng ai dám đi học, mà bắt buộc học thì mèo vẫn hoàn mèo.

Khi tôi viết ra những dòng này, tôi đã xác định là sẽ có một ít gạch đá để xây nhà. Vài ngày nữa thì các lời bình luận và cả bài viết này sẽ trôi vào quên lãng. Nhưng hậu quả của một ngành giáo dục chắp vá đầy các giáo viên không có kiến thức thì chẳng ai quên được: nó sẽ được thể hiện trong các sản phẩm, tức là trẻ em và là tương lai của đất nước.

>> Xem thêm:  Bỏ thi đại học 3 chung gây sốc sĩ tử

Khanh

Giáo viên lương 5 triệu, không dạy thêm lấy tiền đâu sống?
Không học thêm vẫn đạt điểm 9,5

Chia sẻ bài viết của bạn  tại đây  .

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây