Tin Tức Cập Nhật 24/7 , Website đọc báo, tin tức điện tử, tin tức hàng ngày, thông tin nhanh mới nhất được cập nhật hàng giờ Tin tức Việt Nam thế giới về xã hội,
“Quy định về hồ sơ đánh giá theo Thông tư 22 có sự thay đổi đáng kể. Theo đó, thay vì có 5 loại như trước đây, nay gồm có: Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Trước khi thông tư 22 có hiệu lực, Bộ GD&ĐT sẽ quy định mẫu “Học bạ” và “Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp”.
Thông tư 30 được triển khai trên cả nước trong hơn 2 năm qua đã làm giáo viên “kêu ca” nhiều nhất khi thực hiện đánh giá học sinh. Nay, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 22 trên cơ sở hoàn thiện Thông tư 30 kỳ vọng sẽ tạo ra khí thế mới cho giáo viên và học sinh tiểu học.
Điểm số sẽ chỉ tạo ra áp lực với học sinh khi mà chúng ta quá đặt nặng thành tích, quá ngợi ca điểm cao và chê bai, đe nẹt khi trẻ nhận điểm thấp. Điểm số biến thành “áp lực” hay không do chính thái độ và cách ứng xử của chúng ta đối với kết quả học tập của con em…
Nhà quản lí – là một trong những khâu trung gian để tư tưởng, tinh thần của Thông tư 30 đến được với giáo viên, học sinh. Họ có hiểu và quán triệt tinh thần nhân văn của Thông tư 30 có tốt thì người thực hiện mới thực sự hứng khởi.
Dự thảo Thông tư 30 vừa được đưa ra đã có nhiều ý kiến trái chiều. Một số hiệu trưởng trường tiểu học tại Hà Nội cho biết, xem bản Dự thảo TT30 sửa đổi, trong đó có nhiều điểm giảm tải cho giáo viên. Tuy nhiên, giữa thông tư sửa đổi và chương trình tiểu học hiện đang “vênh” nhau nên lo ngại có bất cập trong thực hiện.
Thông tư 30 sửa đổi quy định căn cứ vào những biểu hiện của học sinh qua đánh giá thường xuyên đến giữa kì, cuối kì, cuối năm tổng hợp lượng hóa kết quả học tập, rèn luyện theo ba nhóm A, B, C, vậy thì giáo viên không thể tự thêm ra nhóm D, cũng không tự sáng tạo ra A+, A-, B+, B-...
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Công Khanh (Trung tâm Khảo thí chất lượng giáo dục- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thành viên tổ sửa đổi Thông tư 30) khi trao đổi xung quanh lần điều chỉnh Thông tư 30 theo góp ý từ xã hội.
Sau hai năm triển khai việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 (TT30), nhiều ý kiến phản ứng đã nảy sinh trong giáo viên và phụ huynh. Mới đây, động thái lắng nghe góp ý của Bộ GD&ĐT đã thật sự nhen lên hi vọng về một sự đổi thay tích cực. Dự thảo TT30 sửa đổi vừa được công bố chưa kịp làm nức lòng mọi người thì câu hỏi “TT30 sửa đổi vẫn là bình mới rượu cũ?” đã đặt ra.
Theo Dự thảo sửa đổi, ở điều 10, học sinh lớp 1,2,3 chủ yếu đánh giá bằng nhận xét tích cực, chỉ cần kiểm tra vào cuối học kì I và cuối năm. Riêng ở lớp 4 và lớp 5, việc thêm bài kiểm tra giữa kì với môn Tiếng Việt và môn Toán để học sinh tiếp cận với yêu cầu của cấp THCS.
Bộ GD&ĐT vừa chính thức công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định đánh giá học sinh tiểu học (Thông tư 30) để tham khảo ý kiến của xã hội.
Ngày 27/8, Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định đánh giá HS tiểu học (TT30) sau 2 năm triển khai với tinh thần kế thừa những ưu điểm và khắc phục những bất cập mà giáo viên phản ánh.