Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Trẻ rụng tóc vành khăn không phải do thiếu can xi, bác sĩ lý giải nguyên nhân bất ngờ

Trẻ rụng tóc vành khăn không phải do thiếu can xi, bác sĩ lý giải nguyên nhân bất ngờ
Khi trẻ bị rụng tóc hình vành khăn nhiều phụ huynh lo lắng, đa số mọi người đều nghĩ do trẻ thiếu can xi. Tuy nhiên, theo bác sĩ nguyên nhân hoàn toàn không phải vậy.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Trần Văn Đồng - Chuyên khoa Nhi -Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.

Bác sĩ Trần Văn Đồng

Rụng tóc hình vành khăn là vấn đề rất phổ biến ở trẻ trong thời kỳ bú mẹ, tuy nhiên không ít bố mẹ khi thấy trẻ rụng tóc hình vành khăn lại nghĩ ngay đến vấn đề thiếu can xi và mua canxi bổ sung cho trẻ. Đây là sai lầm phổ biến làm cho trẻ phải uống thứ thuốc không cần thiết.

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, hầu hết các trẻ bú mẹ đều có thể bị rụng tóc trong những năm tháng đầu đời, thậm chí có trẻ còn bị hói và rụng rất nhiều tóc ở sau gáy.

2 nguyên nhân dẫn đến rụng tóc hình vành khăn ở trẻ

- Do sự thay đổi nổi tiết: Tóc phát triển thông thường có 3 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 là giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn 2 là giai đoạn ngừng tăng trưởng, giai đoạn 3 là thoái hóa. Các em bé sau khi sinh ra, các nang tóc nhanh chóng trở về giai đoạn thoái hóa và làm cho tóc rất dễ gãy dụng.

Quá trình này có thể liên quan đến một loại hormone trong quá trình mang thai của mẹ, ở thời kỳ mang thai hormone thường có nồng độ cao, nhưng sau khi sinh chất này suy giảm nhanh chóng. Điều này cũng dễ lý giải vì sao nhiều bà mẹ sau sinh tóc gãy rụng nhiều.

Cũng giống như ở mẹ, hormone này sau khi em bé được sinh ra cũng bị suy giảm nhanh chóng, làm cho các nang tóc nhanh chóng trở về giai đoạn thoái hóa, khiến chúng dễ gãy rụng.

Một vấn đề cũng rất thú vị đó là, em bé ở trong môi trường bào thai đang quen thuộc, khi ra ngoài môi trường mới em bé có thể bị stress, căng thẳng ban đầu, điều này khiến nang tóc trở về giai đoạn thoái hóa và dễ gãy rụng.

- Do ma sát: Ngoài vấn đề thay đổi nội tiết làm cho tóc dễ gãy rụng, trong giai đoạn 6 tháng đầu đời tóc trẻ cũng dễ gãy rụng do vấn đề ma sát.

Quan niệm trẻ bị tóc vành khăn do thiếu can xi là không chính xác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, giai đoạn từ 3-5 tháng là thời điểm chất hormone sinh dục nữ từ mẹ sang con giảm nhiều nhất, đồng thời do lúc này em bé chưa biết ngồi, hầu hết là nằm do đó sau gáy phải cọ sát nhiều với các vật tiếp xúc như chiếu, cũi… do vậy khiến tóc có thể gãy rụng nhanh chóng hơn. Tốc độ rụng tóc lớn hơn nhiều tốc độ mọc tóc, vậy nên cha mẹ có thể nhìn thấy rõ một vệt rụng tóc sau gáy như hình vành khăn.

Đa số trẻ ở giai đoạn này đều rụng tóc, tuy nhiên có những em bé rụng tóc hình vành khăn dễ phát hiện ra, còn nhiều trường hợp dù rụng tóc nhưng quá trình mọc tóc cũng diễn ra song song nên chúng ta không nhận thấy sự thay đổi về hình thái tóc của em bé.

Chăm sóc trẻ bị rụng tóc hình vành khăn thế nào?

Các nhà khoa học cho rằng, rụng tóc hình vành khăn là vấn đề lành tính, đa phần không cần điều trị gì cho trẻ, mà chỉ cần chăm sóc tốt cho em bé. Các bậc phụ huynh nên chăm sóc khi trẻ rụng tóc hình vành khăn theo cách:

- Sử dụng dầu gội nhẹ để chăm sóc cho trẻ, khi sử dụng dầu gội này không nên ngày nào cũng gội cho em bé mà 1 tuần chỉ nên gội khoảng 2-3 lần. Trước khi gọi hãy làm ướt da đầu cho bé trước, sau đó dùng khăn ướt mềm xoa đầu cho trẻ, tránh dùng móng tay trà sát đầu cho em bé để không gây tổn thương da đầu.

- Một số trẻ có tình trạng viêm da tiết bã trên da đầu (hay dân gian thường gọi là cứt trâu) khi muốn gỡ bỏ vảy da trên đầu em bé chúng ta nên thoa các kem dưỡng ẩm lên đầu em bé, làm cho vùng vảy ra mềm hơn để việc vệ sinh gội đầu cho trẻ dễ dàng hơn.

Hãy dùng dầu gội theo hướng dẫn của bác sĩ cho trẻ bị rụng tóc vành khăn.

Khi nào bé bị tóc vành khăn, rụng tóc cần đưa đi khám

- Khi bé được 1 tuổi mà tóc chưa mọc lại.

- Tóc em bé thay đổi các vị trí khác nhau trên da đầu hoặc xuất hiện hình thái khác lạ như hình đồng xu ở các vị trí khác nhau.

- Rụng tóc kèm theo phát ban, rụng tóc kèm theo tình trạng viêm da tiết bã rất nhiều trên da đầu, có thể dễ gây bội nhiễm, nhiễm trùng vùng da.

- Nếu rụng tóc hình vành khăn, kèm theo biểu hiện thiếu vitamin D, can xi như quấy khóc vào buổi tối, chậm mọc răng, răng yếu mòn mủn, chậm liền thóp chậm tăng trưởng...

Nếu có tình trạng trên các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này, tuyệt đối không tự ý mua can xi để bổ sung cho em trong giai đoạn bú mẹ, vốn đã có đủ can xi cho nhu cầu của bé. Với trẻ nhỏ uống sữa công thức thì lượng can xi trong sữa cũng có khá đầy đủ.

Tóm lại, rụng tóc hình vành khăn thường không liên quan đến việc thiếu can xi ở trẻ. Cha  mẹ không nên quá lo lắng để mua “thuốc bổ” can xi cho con. Nên lưu ý bổ sung vitamin D và sắt phù hợp theo lứa tuổi theo hướng dẫn của thầy thuốc là đủ.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/tre-rung-toc-vanh-khan-khong-phai-do-thieu-can-xi-bac...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/tre-rung-toc-vanh-khan-khong-phai-do-thieu-can-xi-bac-si-ly-giai-nguyen-nhan-bat-ngo-d270316.html

2 loại cá giàu canxi hơn cả uống 1 cốc sữa, trẻ hay ăn tương lai cao lớn vượt trội
Không chỉ có sữa cung cấp canxi mà ăn 2 loại cá này còn chứa canxi nhiều hơn uống một cốc sữa.
Bấm xem >>
Theo Lê Phương. (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây