Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Loét dạ dày vì ăn món khoái khẩu “vạn người mê” thường hay có ở các quán bún

Loét dạ dày vì ăn món khoái khẩu “vạn người mê” thường hay có ở các quán bún
Sau khi xuất hiện tình trạng đau bụng thượng vị, anh T. vào viện thăm khám, kết quả bị loét hang vị, xung huyết dạ dày vì ăn món khoái khẩu này hàng ngày.

Ngày 14/9, anh L.V.T. (35 tuổi, ở Lai Châu) đến Trung tâm Y tế huyện Tam Đường thăm khám sau khi xuất hiện triệu chứng bị đau bụng thượng vị. Tại đây, bệnh nhân T. được đưa ra để chẩn đoán từ xa cùng với các bác sĩ Bệnh viện E (Hà Nội).

Bác sĩ Đỗ Thành Hưng (TT Y tế huyện Tam Đường) cho biết, trước khi đến viện khám khoảng 3 ngày trước, bệnh nhân T. bắt đầu xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ và có hiện tượng đau rát vùng thường vị.

Sau khi tiến hành thăm khám, nội soi dạ dày, bệnh nhân T. được chuẩn đoán bị viêm xung huyết dạ dày, loét hang vị dạ dày. Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân T. không uống rượu, không dùng thuốc giảm đau, test vi khuẩn HP cho kết quả âm tính. Bệnh nhân kể lại rằng, lần đầu tiên bị đau bụng với những triệu chứng như kể trên là sau khi ăn măng giấm ớt.

Các chuyên gia đang tiến hành hội chẩn từ xa cho bệnh nhân bị loét dạ dày.

Sau khi có kết quả thăm khám, cùng với khai thác bệnh sử, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị chảy máu dạ dày có thể nguyên nhân là do ăn măng giấm ớt. Sau chẩn đoán, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc, đồng thời bác sĩ khuyên nên kiêng ăn đồ cay nóng, các chất kích thích, nên ăn đồ mềm, dễ tiêu…

Tại buổi hội chẩn từ xa cho bệnh nhân, bác sĩ Vũ Hồng Anh – Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu (Bệnh viện E) cho biết, bệnh nhân không uống rượu, không dùng thuốc, không có vi khuẩn HP mà chỉ ăn măng giấm ớt dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày thì nên lưu ý đến cả vấn đề stress.

Theo bác sĩ Hồng Anh, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng xuất huyết, viêm loét dạ dày cấp tính. Trong đó, cần phải đặc biệt lưu ý đến việc dùng các chất kích thích đường tiêu hóa, trong đó có việc ăn măng giấm ớt. Ngoài ra, còn phải kể đến một số nguyên nhân như stress, dùng thuốc, uống bia rượu…

Măng ớt là món ăn có thể gây nên đau dạ dày.

Đối với măng ngâm giấm ớt, ngoài vấn đề gây đau dạ dày, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng món ăn khoái khẩu của nhiều người này còn gây nên nhiều hệ lụy khác với sức khỏe, nếu sử dụng quá nhiều hoặc dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc. Điển hình là tình trạng ngộ độc do ăn măng ớt.

Theo đó, mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, liều lượng này có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai em bé trên một tuổi. Do đó, nếu bạn ăn măng ngâm giấm chưa đủ thời gian - măng chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì khả năng gây ngộ độc vẫn rất cao.

Bên cạnh đó, trước khi sấy hoặc phơi khô măng, cũng nên ngâm măng qua nước muối hoặc luộc kĩ măng. Đến khi sử dụng măng khô để xào nấu, bạn nên chần lại nước nóng hoặc luộc lại là tốt nhất.

Cũng tương tự như việc ngâm giấm măng, khi chế biến măng, để tránh ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên ngâm và luộc măng nhiều lần, thay nước sau mỗi lần luộc, khi nước sôi nhớ mở vung. Khi nghi ngờ măng độc, tuyệt đối không ăn.

Măng ớt là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là ăn kèm với các loại bún cá, bún ngan...

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, một số người không nên sử dụng măng nói chung và măng ngâm giấm ớt nói riêng:

Người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa, xơ gan

Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị chảy máu thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.

Người dùng aspirin thường xuyên

Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.

Lưu ý, măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khỏe nếu không được chế biến đúng cách. Để loại bỏ chất độc, trước khi nấu, bạn nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng. Tuyệt đối không ăn măng sống.

Phụ nữ đang mang thai

Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.

Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.

Người bị bệnh gút

Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.

Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/loet-da-day-vi-an-mon-khoai-khau-van-nguoi-me-thuong-...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/loet-da-day-vi-an-mon-khoai-khau-van-nguoi-me-thuong-hay-co-o-cac-quan-bun-d249642.html

Bé gái 2 tuổi bị viêm loét dạ dày vì bà thường cho ăn kiểu này, nhiều người cũng mắc
Thói quen ăn uống này của nhiều gia đình là nguyên nhân khiến cho trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori gây tổn thương dạ dày.
Bấm xem >>
Theo Lê Phương. (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây