Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Cô gái chảy máu "vùng kín" bất thường, bác sĩ tư vấn những trường hợp cần khám cấp cứu

Cô gái chảy máu "vùng kín" bất thường, bác sĩ tư vấn những trường hợp cần khám cấp cứu
Bất ngờ bị ra máu "vùng kín" đúng vào đợt nghỉ tết, cô gái trẻ lo lắng phải cầu cứu bác sĩ qua điện thoại vì các phòng khám và bệnh viện đều đã nghỉ.

Cô gái bị ra máu "vùng kín" phải cầu cứu bác sĩ

Thạc sĩ, bác sĩ Tạ Việt Cường – Phó giám đốc Trung tâm khám, điều trị Sản Phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản (BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2) cho biết, trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, bác sĩ nhận được điện thoại “cầu cứu” của một nữ bệnh nhân do bị ra máu ồ ạt ở "vùng kín".

Theo bác sĩ Cường, thời điểm đó đang dịp nghỉ Tết nên các phòng khám, bệnh viện không tổ chức khám bệnh. Vì vậy khi bị ra máu "vùng kín" cô gái trẻ hoảng sợ đã gọi điện nhờ tư vấn từ xa. Chia sẻ với bác sĩ, bệnh nhân cho biết bản thân bị buồng trứng đa nang, kinh nguyệt không đều và cũng không biết, không theo dõi được chu kỳ kinh nguyệt.

Trong đợt nghỉ Tết, nữ bệnh nhân đột nhiên bị ra máu "vùng kín" nhưng chỉ ra máu 1 ngày sau đó hết không thấy hiện tượng này lặp lại. Bệnh nhân muốn đi khám nhưng các phòng khám, dịch vụ khám bệnh ở bệnh viện đều đã nghỉ Tết nên không đi khám được.

BS Tạ Việt Cường - Phó giám đốc Trung tâm khám, điều trị Sản Phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản (BV Phụ sản Hà Nội).

“Bệnh nhân kể là ra máu rất nhiều, máu đỏ tươi, không đi kèm đau bụng. Việc ra máu cũng không liên quan đến việc quan hệ tình dục hay có thai vì que thử thai khi thử cho kết quả âm tính”, bác sĩ Cường chia sẻ.

Với trường hợp này, do ra máu nhiều trong một thời điểm, sau đó lại không xuất hiện nên bác sĩ Cường tư vấn nên theo dõi thêm, nếu có bất thường cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám cấp cứu.

Những trường hợp ra máu "vùng kín" cần khám cấp cứu

Bác sĩ Cường cho biết ngoài những nguyên nhân gây ra máu "vùng kín" như chửa ngoài tử cung, sảy thai hay băng kinh cần phải đến viện ngay thì các nguyên nhân khác có thể trì hoãn, theo dõi tình trạng ra máu có giảm đi hay không, từ đó có phương án tiếp theo. Bởi ngoài các trường hợp ra máu từ các nguyên nhân cấp cứu như trên, thì còn có thể bị ra máu từ âm đạo, cổ tử cung… nhưng phần này thường ít xảy ra.

Theo bác sĩ Tạ Việt Cường, trong quá trình khám và tư vấn cho bệnh nhân, bác sĩ gặp nhiều trường hợp tương tự như cô gái trên. Thậm chí, có trường hợp mang thai 23 tuần thì xuất hiện ra máu âm đạo, đi khám phát hiện bị ung thư cổ tử cung. Đáng tiếc là khối u phát hiện ra khi bệnh nhân đang mang thai, trường hợp này nếu bệnh nhân đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung trước khi có ý định mang thai thì mọi chuyện dễ xử lý hơn nhiều.

Ra máu vùng kín là dấu hiệu đang mắc bệnh phụ khoa.

Khi nào nên đi khám phụ khoa?

Bác sĩ Cường cho biết việc chị em đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần để tầm soát các nguy cơ là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt là chị em đang có ý định sinh con, việc khám tầm soát lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, hiện rất nhiều chị em còn mơ hồ việc khi nào thì đi khám phụ khoa và cần chuẩn bị gì khi đi khám phụ khoa. Bác sĩ Tạ Việt Cường tư vấn như sau:

- Khám phụ khoa khi có bất cứ một trong các triệu chứng bất thường đường sinh dục hoặc hạ vị ví dụ như ra dịch bất thường, ngứa vùng kín bên trong và bên ngoài; ra máu đỏ tươi máu sẫm từ vùng kín; rối loạn kinh nguyệt (chậm kinh, hành kinh quá nhiều, kinh kéo dài), đau bụng vùng hạ vị tùy mức độ.

- Khám phụ khoa định kỳ, sàng lọc ung thư cổ tử cung hàng năm với những người đã quan hệ tình dục gồm: khám kiểm tra đường sinh dục, siêu âm kiểm tra tử cung, phần phụ, xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung, siêu âm vú.

Khám phụ khoa sẽ sàng lọc nguy cơ mắc bệnh nếu có.

- Với những bạn chưa có quan hệ tình dục việc đi khám phụ khoa nên làm khi chuẩn bị lập gia đình hoặc đơn giản là kiểm tra sức khỏe sinh sản, bằng cách đến gặp bác sĩ siêu âm đường bụng: tử cung và phần phụ. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể tư vấn cho các dấu hiệu bình thường, bất thường của kinh nguyệt và các vấn đề thắc mắc về sức khỏe sinh sản.

- Việc khám phụ khoa bác sĩ sẽ từng bước kiểm tra từ ngoài vào trong, từ vùng tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung, thân tử cung và hai phần phụ, sau đó đến siêu âm kiểm tra tử cung, kiểm tra hai buồng trứng.

Toàn bộ quá trình khám phụ khoa, siêu âm chỉ mất khoảng 20 phút, vì thế các chị em hãy đi khám sức khỏe nói chung và khám phụ khoa nói riêng để sớm phát hiện những bất thường (nếu có).

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/co-gai-chay-mau-vung-kin-bat-thuong-bac-si-tu-van-nhu...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/co-gai-chay-mau-vung-kin-bat-thuong-bac-si-tu-van-nhung-truong-hop-can-kham-cap-cuu-d266387.html

Ra máu sau khi "yêu" bạn trai, cô gái tưởng mắc bệnh nhưng bác sĩ nói điều không tin nổi
Người phụ nữ đã có bạn trai và bị ra máu khi quan hệ. Nhưng không ngờ rằng khi tới viện khám, cô phát hiện bản thân thực sự là đàn ông.
Bấm xem >>
Theo Lê Phương. (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây