Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Cập nhật 30/4: 6 địa phương tăng, giảm ca mắc mới COVID-19 mạnh nhất trong 24h qua

Cập nhật 30/4: 6 địa phương tăng, giảm ca mắc mới COVID-19 mạnh nhất trong 24h qua
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.644.700 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.597 ca nhiễm).

6 diễn biến

6 địa phương tăng, giảm ca mắc mới COVID-19 mạnh nhất trong 24 giờ

Nguồn: https://tienphong.vn/6-dia-phuong-tang-giam-ca-mac-moi-covid-19-manh-nhat-trong-24-gio-...Nguồn: https://tienphong.vn/6-dia-phuong-tang-giam-ca-mac-moi-covid-19-manh-nhat-trong-24-gio-post1434873.tpo

Đồng Nai công bố kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, kit xét nghiệm

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành kết luận thanh tra về việc thanh tra mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, kit xét nghiệm, vắc-xin và thuốc phòng, chống COVID-19 của các đơn vị trên địa bàn.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh  Đồng Nai đã tiến hành thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc-xin và thuốc phòng, chống COVID-19 tại các đơn vị gồm: Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh và các cơ sở khám chữa bệnh thuộc tuyến tỉnh như: Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viên Đa khoa Thống Nhất, Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, Bệnh viện phổi Đồng Nai.

3 đơn vị ở Đồng Nai đặt mua của Công ty Việt Á là 6.113 test với các mức giá hơn 509.000 đồng/test và 470.000 đồng/test, tổng giá trị thanh toán là hơn 3,1 tỷ đồng.

Theo đó, từ năm 2020-2021, Sở Y tế tỉnh đã thực hiện 14 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư với tổng giá trị gần 200 tỉ đồng; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện 22 gói thầu trị giá hơn 137 tỉ đồng; Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh thực hiện 10 gói thầu, trị giá hơn 8,1 tỉ đồng; Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai 30 gói thầu hơn 306 tỉ đồng; Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai 12 gói thầu hơn 52 tỉ đồng; Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất 58 gói thầu hơn 360 tỉ đồng; Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh 17 gói thầu hơn 138 tỉ đồng...

Kết luận thanh tra xác định quá trình thực hiện các gói thầu, các đơn vị còn có những hạn chế thiếu sót. Trong đó, Sở Y tế có phê duyệt danh mục hàng hóa mua sắm (máy X- Quang di động cho Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Bệnh viện Đa khoa Long Thành) mà chưa xem xét mặt hàng tương tự với thiết bị theo yêu cầu để tiến hành lựa chọn phương án mua sắm. Trách nhiệm này thuộc về lãnh đạo Sở Y tế và các cán bộ có liên quan.

Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, kết luận thanh tra chỉ ra có 3 gói thầu mua sắm hoá chất, sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2, vật tư y tế có khối lượng mua sắm chỉ đạt 33-60% dự toán, ảnh hưởng đến việc phối nguồn lực chống dịch. Trách nhiệm đối với hạn chế trên thuộc về lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các viên chức liên quan.

Riêng với Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện Da liễu Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán..., kết luận thanh tra xác định các cơ sở này trong quá trình đấu thầu mua sắm trang thiết bị đã vi phạm các lỗi như: không công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, kế hoạch mua sắm, kết quả lựa chọn nhà thầu; chia số lượng hàng hóa để chỉ định thầu cho 2 nhà thầu; mua vượt định mức 10% so với phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; công tác dự trù, xây dựng kế hoạch mua sắm chưa sát với nhu cầu thực tế... Trách nhiệm này thuộc về giám đốc các cơ sở khám chữa bệnh nêu trên và cán bộ, nhân viên liên quan.

Để có cơ sở xử lý những tồn tại, thiếu sót và nâng cao hiệu quả mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư y tế, hoá chất, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Thanh tra Chính phủ kiến nghị các bộ, ngành liên quan nghiên cứu ban hành các thông tư hướng dẫn về việc đấu thầu vật tư y tế, hóa chất. Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đấu thầu trong công tác mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư y tế và có cơ chế phối hợp trong việc thực hiện mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư y tế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, thuốc đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh; tổ chức rút kinh nghiệm trong việc xem xét, phê duyệt mua sắm trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế…

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/dong-nai-cong-bo-ket-luan-thanh-tra-viec-mua-sam-trang-thiet...Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/dong-nai-cong-bo-ket-luan-thanh-tra-viec-mua-sam-trang-thiet-bi-y-te-kit-xet-nghiem-20220430092658462.htm

EU chuẩn bị chiến lược cho giai đoạn mới của đại dịch COVID-19

Hôm 27/4, Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 nước tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp do COVID-19.

Sự thay đổi diễn ra trong bối cảnh số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 giảm, biến chủng chiếm ưu thế là Omicron không gây triệu chứng nặng và nhiều nước thành viên đã dỡ bỏ hạn chế phòng dịch.

Hồi tháng 1, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez nói, COVID-19 nên được coi như bệnh cúm. Thụy Điển đã dừng xét nghiệm diện rộng và dỡ bỏ hạn chế vào tháng 2, Ý chấm dứt tình trạng khẩn cấp vào hôm 31/3.

"Chúng ta đang bước vào giai đoạn mới của đại dịch, khi chuyển từ tình trạng khẩn cấp sang quản lý bền vững hơn dịch COVID-19", Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nói.

Trong tài liệu phác thảo chiến lược giai đoạn mới, EU cho biết vắc-xin vẫn thiết yếu trong cuộc chiến chống COVID-19 và kêu gọi các nước thành viên tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng cho người chưa tiêm, đặc biệt khuyến nghị các nước xem xét chiến lược để tăng cường tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên trước khi bắt đầu năm học mới.

Họ kêu gọi các nước áp dụng càng sớm càng tốt các hệ thống giám sát tích hợp quanh năm đối với các bệnh hô hấp cấp tính (gồm COVID-19, cúm và các bệnh khác). Theo họ, cần đẩy mạnh giám sát các biến thể mới và phòng dịch tái bùng phát.

Tài liệu cũng nói, EU "cân nhắc hỗ trợ các dự án nhằm mục tiêu phát triển thuốc kháng virus" và phát triển thế hệ vắc-xin mới với kỳ vọng giúp bảo vệ tốt và lâu dài hơn.

Về dài hạn, EC đã vạch ra một số kịch bản diễn biến dịch. Trong kịch bản tốt đẹp nhất, COVID-19 sẽ trở nên dễ quản lý, nhưng trong kịch bản u ám, các bệnh viện quá tải thường xuyên hoặc xuất hiện biến thể mới có thể buộc phải áp dụng lại những hạn chế.

Vì vậy, EU cảnh báo "COVID-19 vẫn hiện diện ở đây," có khả năng là sự xuất hiện của các biến thể mới và "sự cảnh giác và chuẩn bị" do đó vẫn cần thiết. Các chính phủ EU được khuyến cáo nên giữ nguyên trạng thái của mình và sẵn sàng áp dụng các biện pháp khẩn cấp nếu cần thiết.

"Chúng ta vẫn phải cảnh giác. Số ca nhiễm còn cao ở EU và vẫn nhiều người đang chết vì COVID-19 trên khắp thế giới. Hơn nữa, các biến thể mới có thể xuất hiện và lây lan nhanh chóng", bà Ursula von der Leyen lưu ý.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng từng cảnh báo về điều này. Ông kêu gọi các nước duy trì giám sát các ca nhiễm nCoV, cho rằng thế giới còn nhiều điều chưa biết về cách thức virus lây lan do tỉ lệ xét nghiệm thấp.

WHO là cơ quan chịu trách nhiệm tuyên bố đại dịch kết thúc. Đây là động thái có ý nghĩa pháp lý lớn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả bảo hiểm và sản xuất vắc-xin. Và hiện WHO cho biết đại dịch vẫn chưa kết thúc.

Thêm vào đó, dù đến nay, hơn 2/3 dân số trưởng thành EU đã tiêm vắc-xin, nhưng một số nước vẫn có tỉ lệ tiêm chủng thấp, dân số của họ vẫn dễ bị tổn thương. Chẳng hạn trong khi 70% dân số Malta đã tiêm mũi tăng cường thì ở Bulgaria chỉ là 10%.

Ngoài ra, bà Stella Kyriakides (ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề y tế) cho biết, khoảng 60-80% dân số EU đã mắc COVID-19 và khoảng 10% bị các triệu chứng kéo dài. "Điều này cần phải được đánh giá rất nghiêm túc", bà Kyriakides nói.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/eu-chuan-bi-chien-luoc-cho-giai-doan-moi-cua-dai-dich-covid-...Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/eu-chuan-bi-chien-luoc-cho-giai-doan-moi-cua-dai-dich-covid-19-a551552.html

Thứ trưởng Bộ Y tế: "Chưa có quốc gia nào coi COVID-19 là bệnh lưu hành"

Trả lời câu hỏi, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, Việt Nam là một trong 6 nước có độ phủ tiêm vắc xin nhiều nhất trên thế giới, đồng thời đang đẩy nhanh tiến độ tiêm cho trẻ từ 5- 11 tuổi. Theo ông Tuyên, tính đến hết ngày 28/4 đã có gần 1,2 triệu trẻ em từ 5 đến 11 tuổi được tiêm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.

Về áp dụng “5K”, Thứ trưởng cho biết, ngay từ đầu, Bộ Y tế đưa ra không cứng nhắc mà rất linh hoạt, để bảo đảm hiệu quả. “Trước hết chúng ta thường xuyên đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khẩu, xà phòng. Đây là 2K chúng ta thực hiện thường xuyên”, ông Tuyên cho hay.

Với “3K” còn lại, theo ông, được áp dụng linh hoạt hơn, ví dụ về khai báo y tế, tập trung đông người, trong từng hoạt động cụ thể, đặc thù của từng địa phương, từng đơn vị, từng lĩnh vực, từng bộ, ngành thực hiện cho phù hợp.

Cũng theo ông Tuyên, trên thế giới chưa có quốc gia nào coi COVID-19 là bệnh lưu hành, nhưng có một số nước nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch, không bắt buộc cách ly đối với người tiếp xúc gần hoặc không đeo khẩu trang nơi công cộng, như ở Anh, Đan Mạch, Thuỵ Điển.

Một số nước thông báo dần dần coi COVID-19 trở thành bệnh lưu hành như Thái Lan, Australia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Các nước này căn cứ trên cơ sở và chỉ số tử vong thấp, hoặc tỉ lệ bệnh nặng phải nhập viện và đặc biệt là độ bao phủ vắc xin cao. “Ở nước ta dịch được kiểm soát rất tốt, tuy nhiên theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo vẫn có thể xuất hiện các biến chủng mới. Chúng ta đang trong giai đoạn giữa đại dịch và bệnh lưu hành”, ông Tuyên cho hay.

Dù dịch đã được kiểm soát tốt, trong bối cảnh nước ta có độ bao phủ vắc xin lớn nhưng độ mở cửa cũng rất lớn, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị các cơ quan báo chí tuyên truyền, vận động người dân không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch.

Nguồn: https://tienphong.vn/thu-truong-bo-y-te-chua-co-quoc-gia-nao-coi-covid-19-la-benh-luu-h...Nguồn: https://tienphong.vn/thu-truong-bo-y-te-chua-co-quoc-gia-nao-coi-covid-19-la-benh-luu-hanh-post1434866.tpo

Tiêm vắc-xin COVID-19 mũi 4, đối tượng nào có chỉ định?

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về việc xây dựng kế hoạch tiêm vắc-xin COVID-19 mũi 4.

Cụ thể, ngày 25-4, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc-xin Bộ Y tế đã họp để xem xét các nội dung về việc triển khai tiêm vắc-xin, trong đó có việc tiêm vắc-xin COVID-19 nhắc lại lần 2 (mũi 4). Tại cuộc họp, Hội đồng đã thống nhất kết luận đối với việc tiêm mũi 4.

Tiêm vắc-xin COVID-19 cho người dân.

Cụ thể, đối tượng tiêm là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19: Cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.

Vắc-xin sử dụng cho nhóm này là vắc-xin mRNA (vắc-xin do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vắc-xin do Astra Zeneca sản xuất; vắc-xin cùng loại với mũi 3. Thời gian tiêm vắc-xin ít nhất 4 tháng sau tiêm mũi 3.

Với người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3 hoãn tiêm 3 tháng sau khi mắc COVID-19.

Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có trách nhiệm rà soát, cập nhật thông tin về mũi 4 và xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4 vắc-xin COVID-19 gửi Bộ Y tế.

Thời gian qua, nhiều nước trên thế giới đã triển khai mũi tiêm thứ 4 vắc-xin ngừa COVID-19 để tăng cường khả năng bảo vệ người dân trước nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm mới.

Đến nay, nước ta đã tiêm hơn 214,5 triệu liều vắc-xin COVID-19 cho người dân. Tỉ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của người trên 18 tuổi là 100%; mũi 3 là 56,2%; tỉ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của trẻ từ 12-17 tuổi lần lượt là 100% và 96,4%. Ngoài ra, nước ta đã tiêm hơn 1,15 triệu liều vắc-xin mũi 1 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại 60 tỉnh, thành.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/tiem-vac-xin-covid-19-mui-4-doi-tuong-nao-co-chi-dinh-20220...Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/tiem-vac-xin-covid-19-mui-4-doi-tuong-nao-co-chi-dinh-20220430080304821.htm

Khẩn trương hoàn thành tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 12- dưới 18 tuổi ở Lâm Đồng

Ngành y tế Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị ở tỉnh này như: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng; Trung tâm Y tế các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp, vận động nhân dân đưa con em đi tiêm và tổ chức tiêm ngay.Đối với các các trường hợp từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã rà soát và không tiêm mũi 2 thì phải ghi rõ lý do vì sao không tiêm chủng và báo cáo về Sở Y tế Lâm Đồng và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng.

Theo Ban chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 Lâm Đồng đến ngày 27/4/2022, toàn tỉnh Lâm Đồng còn 6.473 trẻ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi chưa tiêm mũi 2. Trong đó có 3.996 trẻ đã đến ngày tiêm.

Ban chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 Lâm Đồng đề nghị lãnh đạo các huyện, thành phố phải khẩn trương chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn đi tiêm theo lịch của ngành y tế địa phương. Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị y tế trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng tại địa phương. 

Phải đảm bảo 100% đối tượng từ 12 tuổi trở lên được tiêm đủ liều cơ bản, liều bổ sung và liều nhắc lại theo quy định. Đặc biệt là 3.996 trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi chưa tiêm mũi 2.

Việc tăng cường tiêm đủ liều vaccine COVID-19 cho trẻ em ở Lâm Đồng còn là giải pháp để tạo miễn dịch cộng đồng.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/khan-truong-hoan-thanh-tiem-mui-2-vaccine-phong-covid-19-cho-...Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/khan-truong-hoan-thanh-tiem-mui-2-vaccine-phong-covid-19-cho-tre-12-duoi-18-tuoi-o-lam-dong-169220430035652055.htm

.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cap-nhat-304-6-dia-phuong-tang-giam-ca-mac-moi-cov...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cap-nhat-304-6-dia-phuong-tang-giam-ca-mac-moi-covid-19-manh-nhat-trong-24h-qua-d308398.html

2 chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động là F0
Người lao động đang tham gia BHXH nếu bị mắc Covid-19 (F0) thì được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, với mức là 30% mức lương cơ...
Bấm xem >>

Tin tức 24h

Theo K.T (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây