Cách đối phó với bệnh viêm mũi dị ứng trong mùa đông
- Thứ ba - 16/08/2016 06:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
- 1
Đối tượng dễ bị viêm mũi dị ứng
Những người thường mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng có thể gặp theo mùa như dị ứng với các chất gây dị ứng đó là bụi, nấm mốc, phấn hoa, không khí lạnh....hoặc viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp ( thường các nghề tiếp xúc với yếu tố như bụi gỗ, hóa chất, hơi xăng dầu, phân bón. thuốc trừ sâu, nhựa cao su...)
Một số mắc bệnh viêm mũi dị ứng do cơ địa của họ quá nhạy cảm, dễ phản ứng với các yếu tố hoặc các chất dễ gây dị ứng như bụi nhà, lông chó mèo, bụi vải, quần áo,chăn màn, đồ chơi, côn trùng như gián, dĩn, mò, bọ chét, phấn hoa… Trong trường hợp này, nếu không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thì các triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng tự biến mất.
- 2
Viêm mũi dị ứng thường gặp vào mùa lạnh
Mũi là bộ phận sớm tiếp xúc với không khí lạnh nhất. Mũi có nhiệm vụ điều tiết, làm ấm và tăng độ ẩm cho không khí khi vào trong cơ thể vì vậy nếu thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh, niêm mạc mũi sẽ có những phạn xạ quá mẫn như viêm mũi xúc tiết, viêm mũi dị ứng...
Khi bị viêm, niêm mạc mũi này trở nên nhạy cảm, vì vậy rất dễ bị kích ứng bởi các yếu tố dễ gây dị ứng như: bụi, khói, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc, lông thú, nấm mốc, thực phẩm có tính kích thích như hạt tiêu, ớt, không khí lạnh…Những triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng bao gồm: hắt hơi, chảy nước mũi trong hoặc nước mũi đục, vàng khi đang ở tình trạng viêm cấp, ngứa mũi, đau nhức vùng mũi, vùng xoang, nghẹt mũi một bên hoặc cả hai bên, người mệt mỏi, có khi nhức đầu, ngứa mắt, chảy nước mắt... Những người bị viêm mũi dị ứng ở thể nặng có thể lên những cơn khó thở, khò khè như bệnh hen.
- 3
Viêm mũi dị ứng có thể chuyển thành hen phế quản
Viêm mũi dị ứng là bệnh do sự nhạy cảm của niêm mạc mũi gây ra nhưng bệnh cũng cần được điều trị dứt điểm kịp thời để phòng nguy cơ bị chuyển sang bệnh hen phế quản.
Đặc biệt những người có yếu tố di truyền liên quan đến bệnh hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường khói bụi... thì càng cần giữ sức khỏe để phòng bệnh.
Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó có thể gây biến chứng dẫn đến viêm xoang và các chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Viêm mũi dị ứng cũng có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát hen suyễn, gây nghẹt mũi, làm cho bệnh nhân mất ngủ và mất ngủ lại dễ bị lên cơn hen. Khi điều trị tốt, viêm mũi dị ứng có thể làm giảm cơn suyễn.
- 4
Điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Khi có dấu hiệu viêm mũi dị ứng bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ tránh nguy cơ bệnh trở thành mãn tính và khó điều trị.Bệnh nhân vừa bị viêm mũi dị ứng vừa bị hen suyễn, phải chú ý rằng các thuốc kháng histamin mà dùng kéo dài có thể làm tình trạng hen suyễn nặng thêm. Người bị nghẹt mũi nhiều nên dùng thuốc giảm sung huyết mũi vì rất hiệu quả, nhưng chỉ nên dùng vài ba ngày, người bị tăng huyết áp phải dùng thận trọng.
- 5
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Ngoài ra việc quan trọng hơn bạn cần làm là phòng ngừa để không mắc bệnh hoặc bệnh không tái phát. Tốt nhất, bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bụi, khói thuốc, hơi than, lông thú vật, mùi sơn, hoá chất tẩy rửa, mùi nước hoa mạnh, thức ăn có mùi đặc biệt; Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, gối; Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà...Nếu bị dị ứng phấn hoa, khi đi ra ngoài, nên đeo kính râm và tránh dụi mắt. Bạn cũng nên làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày để làm sạch niêm mạc mũi, hạn chế viêm.Để bảo vệ sức khỏe nói chung của trẻ nhỏ, cần nắm những quy tắc đơn giản: lưu ý hướng dẫn trẻ biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm hàng ngày bằng sữa tắm diệt khuẩn, rửa tay đúng cách bằng nước rửa tay diệt khuẩn. Bạn nên thực hiện các hành động cơ bản và thiết yếu hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cả nhà một cách toàn diện nhất.