COVID-19 5/6: Lịch trình tiếp xúc dày đặc của 2 ca dưỡng tính, đi chợ lẫn siêu thị
- Thứ bảy - 05/06/2021 09:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Số ca COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng từ 27/04
*Tiếp tục cập nhật...
Cụ thể, ca nghi mắc là nữ (SN 1993, ở đường 16, khu phố Nhị Đồng 2, phường Dĩ An, TP.Dĩ An) và ca nghi mắc là nam (SN 1995, cư trú ở đường số 5, P.Linh Xuân, TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh).
2 ca nghi mắc này là nhân viên Công ty Bất động sản ở đường 16, khu phố Nhị Đồng 2, P.Dĩ An, TP.Dĩ An; kết quả xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Liên quan đến 2 ca nghi mắc này, đã có 3 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ở hai địa phường gồm: TP.Hà Nội: 1 ca và Hà Tĩnh: 2 ca.
Ngành ytế Bình Dương đã điều tra các mốc dịch tễ liên quan đến 2 ca nghi mắc này; đồng thời thông báo, những ai đến các địa điểm trong khoảng thời gian sau đây, đến ngay cơ sở y tế địa phương khai báo y tế để được hướng dẫn thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định.
- Quán trà sữa Gong Cha, Đại lộ Bình Dương, TP.Thủ Dầu Một từ 15h-15h30 ngày 30/5/2021;
- Pharmacy đường Nguyễn An Ninh, TP.Dĩ An từ 16h đến 16h30 ngày 02/6 và 03/6/2021;
- Family Mart đường Nguyễn An Ninh, TP.Dĩ An từ 16h đến 16h30 ngày 02/6 và 03/6/2021;
- Quán Cháo lươn xứ Nghệ đường Nguyễn An Ninh, TP.Dĩ An từ 16h30 đến 16h45 ngày 30/6/2021;
- Quán Bún mắm bà Năm, đường Trần Quốc Toản, TP.Dĩ An từ 16h45 đến 17h ngày 03/6/2021;
- Nhà sách Hoàng Phúc, đường đường Nguyễn Trãi, TP.Dĩ An từ 17h đến 17h15 ngày 03/6/2021;
- Sạp trái cây ven đường gần chợ xóm vắng (từ trường học lái xe Sóng Thần, TP.Dĩ An đi lên chợ phía tay phải) từ 17h20 đến 17h30 ngày 03/6/2021.
Như vậy tính từ đầu đợt dịch thứ 4 này, Bình Dương ghi nhận 3 ca mắc COVID-19 và 2 ca nghi mắc COVID-19.
(Theo Tiền Phong)
Bệnh nặng lên, nguy kịch vì sợ COVID-19 không dám đến bệnh viện
Bệnh viện Đà Nẵng cho hay những ngày gần đây liên tiếp tiếp nhận các trường hợp người bệnh nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng vì không được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Bệnh nhân X.L. (66 tuổi, trú quận Liên Chiểu) có tiền sử đái tháo đường, suy tim. Trước đó gần một tuần, bà L. có dấu hiệu mệt, đau âm ỉ vùng thượng vị nhưng không đến bệnh viện khám mà tự ý điều trị tại nhà. Khi có dấu hiệu mệt nhiều hơn, khó thở tăng, bà L. mới nhập viện cấp cứu. Lúc này, tình trạng bà đã nguy kịch, ngưng tuần hoàn. Các bác sĩ chẩn đoán bà L. bị nhồi máu cơ tim cấp, chuyển khoa Hồi sức tích cực -chống độc (HSTC-CĐ) làm VA ECMO (tim phổi nhân tạo). Tuy nhiên, bà đã không qua khỏi.
Người bệnh không đến bệnh viện bệnh tình sẽ nặng hơn, thêm khó khăn và tốn kém khi điều trị. Ảnh: BVCC.
Tương tự, bệnh nhân Đ.H. (57 tuổi, trú tại Đà Nẵng) cũng nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngưng tuần hoàn hô hấp. Ông H. có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, hạ đường máu, suy tim. Ông hôn mê tại nhà, được người nhà đưa vào cơ sở y tế địa phương, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng. Tại đây, các bác sĩ tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp sau gần 5 phút, bệnh nhân có nhịp tim trở lại và được chuyển vào khoa HSTC-CĐ. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi. Mặc dù đã được thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tim phổi tối đa nhưng bệnh nhân cũng không qua khỏi.
BS.CKII Hà Sơn Bình, Trưởng khoa HSTC-CĐ cho biết, đây là hai trong số các trường hợp nguy kịch được khoa tiếp nhận trong tuần qua. Các trường hợp này đều có bệnh lí nền, đưa đến bệnh viện muộn và không thể cứu chữa. Hiện, tại khoa đang điều trị cho bệnh nhân nữ đã can thiệp VA ECMO, thở máy. Trước đó, bệnh nhân mệt, tức ngực trái nên nhập cấp cứu BVĐN. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, ngoài ra còn xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, tá tràng. Bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng rất nặng nhưng được đưa vào viện sớm, được cấp cứu kịp thời nên hiện tại tình hình tiến triển tốt, đã cai được VA ECMO.
Theo BS.CKII Hà Sơn Bình, do quá sợ hãi dịch COVID-19 nên nhiều người bệnh mạn tính không dám đến bệnh viện khám, kiểm tra sức khỏe định kì mà tự ý theo dõi tại nhà hoặc bỏ điều trị. Điều này, khiến bệnh diễn biến nặng hơn, khi đó việc điều trị sẽ nhiều khó khăn, tốn kém.
“Người bệnh có các bệnh lí mạn tính, khi có các biểu hiện bất thường phải báo người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời. Và nên đến bệnh viện để tái khám, kiểm tra sức khỏe định kì, tránh trì hoãn để xảy ra các biến chứng đáng tiếc”, bác sĩ Bình khuyến cáo.
Được biết, tại Bệnh viện Đà Nẵng có khu khám sàng lọc riêng biệt cho những người có yếu tố dịch tễ hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2. Tất cả người bệnh đến khám bắt buộc phải khai báo y tế, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt, giữ khoảng cách. Riêng đối với những người bệnh nội trú, người bệnh sẽ được xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi nhập viện và được nhân viên y tế chăm sóc toàn diện, người nhà không được vào chăm. Trong trường hợp người bệnh rất nặng, người nhà vào chăm phải xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi vào.
(Theo Tiền Phong)
TPHCM: Đối tượng nào được ưu tiên tiêm vắc-xin COVID-19 đợt 3?
Ngày 5/6, ông Nguyễn Tấn Bỉnh – Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, Thành phố tiếp nhận 71.800 liều vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca trong đợt 3; đồng thời có kế hoạch tiêm chủng vắc-xin đợt này như sau:
Sẽ có 6 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm mũi 1 với tổng số lượng dự kiến là 17.209 liều gồm nhóm làm việc tại cơ sở y tế; làm việc trực tiếp tham gia tổ chức cách ly; sinh viên của các trường y tình nguyện hỗ trợ ngành y tế; ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp; nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu như làm việc tại sân bay, cảng biển; nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền đang điều trị nội trú dưới 65 tuổi như bệnh thận mạn tính, đái tháo đường...
Cụ thể: 3.021 liều cho bệnh viện công lập; 491 liều cho trung tâm y tế quận huyện; 1.352 liều đơn vị y tế công lập (hội chữ thập đỏ, y tế công cộng, sinh viên tình nguyện trường y, trung tâm không giường bệnh); 3.725 cho phòng khám đa khoa tư nhân (nhân viên y tế chuyên môn); 960 liều cho khu cách ly tập trung mới triển khai; 150 liều cho đơn vị vận chuyển người cách ly.; 2.251 cho bệnh viện tư nhân (nhân viên y tế chuyên môn); 3.079 cho ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 các cấp; 1.000 người bệnh mạn tính đang điều trị nội trú;1.180 nhân viên cảng biển, sân bay.
Với 54.591 liều còn lại được dùng để tiêm mũi thứ hai cho những người đã tiêm mũi một gồm nhân viên bệnh viện (38.469 liều); Trung tâm y tế quận huyện (2.479 liều); Đơn vị y tế công lập (917 liều); Bệnh viện tư nhân (nhân viên y tế chuyên môn) (8.832 liều); Khu cách ly tập trung có thu phí (368 liều); Đơn vị vận chuyển người cách ly, cảng biển, sân bay (3.526 liều).
Đây là những nhóm được ưu tiên tiêm ngừa miễn phí theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.
Cũng theo Sở Y tế TP, do quy cách đóng gói của nhà sản xuất, số liều vaccine thực tế có thể nhiều hơn số liệu nêu trên khoảng 10%, sẽ được tiêm cho tổ COVID cộng đồng.
Thời gian tổ chức tiêm mũi 1 từ ngày 3-10/6; tiêm mũi 2 (toàn bộ người đã được tiêm mũi một trong các đợt trước (nếu đủ điều kiện), bảo đảm đúng khoảng cách sau 8 tuần kể từ ngày khi tiêm mũi 1) từ ngày 10/6 đến ngày 10/7.
Thời gian hoàn thành tiêm vét trước ngày 15/8 theo yêu cầu của Bộ Y tế.
(Theo Tiền Phong)
Công an truy tìm 12 người trốn cách ly tập trung ở Vũng Tàu
Ngày 4/6, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có công văn hoả tốc gửi các phòng nghiệp vụ và công an các địa phương về việc kiểm tra, rà soát, truy tìm 12 trường hợp trốn cách ly tập trung trên địa bàn huyện Châu Đức.
Qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Châu Đức xác định có 12 trường hợp về từ quận Gò Vấp, TPHCM đang trong quá trình chuẩn bị đưa vào khu cách ly tập trung theo quyết định của UBND xã Nghĩa Thành và UBND xã Suối Rao thì bỏ trốn.
Trong số 12 người trên thì có 7 trường hợp hộ khẩu tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 5 trường hợp hộ khẩu phường 7, quận Gò Vấp, TPHCM.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức cách ly y tế với những người trở về tỉnh này từ các tỉnh, thành phố có dịch.
Theo đó, để tránh trường hợp 12 công dân này trốn cách ly nhưng vẫn đang cư trú trên địa bàn tỉnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, Giám đốc Công an tỉnh yêu cầu Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06)-Công an tỉnh, công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác nắm tình hình, rà soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, cũng như rà soát các công dân trở về tỉnh trong 14 ngày qua, nếu phát hiện có thông tin trùng với 12 người trên thì báo cáo với Công an tỉnh và Công an huyện Châu Đức để kịp thời xử lý.
Công an huyện Châu Đức phối hợp với các lực lượng chức năng, Công an quận Gò Vấp khẩn trương xác minh, truy tìm, vận động gia đình, người thân liên lạc 12 công dân trên chấp hành cách lý theo quy định.
Hiện tại, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Châu Đức phối hợp với ngành Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức cách ly tập trung đối 285 trường hợp. Đây là những trường hợp trở về từ quận Gò Vấp, quận 12 (TPHCM) và các những trường hợp đã được UBND huyện Châu Đức ban hành quyết định cách ly tạm thời tại nhà. Địa điểm được chọn làm nơi cách ly là tại trường tiểu học Trần Phú, xã Suối Rao, huyện Châu Đức.
Trong ngày 4/6, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tạm dừng hoạt động vận tải hành khách đến các vùng dịch, đi qua vùng dịch và ngược lại. Đồng thời, tỉnh cũng tổ chức cách ly y tế với những người trở về tỉnh này từ các tỉnh, thành phố có dịch.
Theo đó, những người từ quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 (hai nơi đang giãn cách xã hội theo chỉ thị 16) khi đến Bà Rịa-Vũng Tàu, nếu thường trú ở địa phương khác sẽ được yêu cầu khai báo y tế và quay lại nơi cư trú, không cho vào tỉnh. Còn người dân thường trú tại Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ được đưa đi cách ly tập trung.
Những người đến từ TPHCM nhưng không phải từ nơi có dịch, nếu không có hộ khẩu thường trú tại Bà Rịa-Vũng Tàu hoặc là khách du lịch sẽ được yêu cầu quay lại nơi cư trú.
Nếu là người dân Bà Rịa-Vũng Tàu đang làm việc và học tập ở TPHCM trở về địa phương sẽ được hướng dẫn tự cách ly tại nhà 14 ngày.
Ngoài ra, những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà máy tại Bà Rịa-Vũng Tàu mà có người đến từ TPHCM làm việc thì chủ doanh nghiệp phải cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra dịch từ chính người đó và bị tước giấy phép kinh doanh.
(Theo Tiền Phong)
8 công nhân người Việt Nam dương tính với COVID-19 tại Đài Loan
Thông tấn xã trung ương Đài Loan (CNA) ngày 4/6 đưa tin, một nhà máy in ở thành phố Tân Đài Bắc là một trong hai nhà máy ở Đài Loan, nơi xảy ra vụ lây nhiễm cụm liên quan đến công nhân nhập cư nước ngoài được báo cáo vào ngày thứ Năm (3/6).
Tại một cuộc họp báo trước đó được tổ chức chiều 3/6, quan chức Lo Yi-chun của Trung tâm Chỉ huy Dịch tễ Trung ương Đài Loan (CECC) đã xác nhận hai vụ lây nhiễm cụm liên quan đến công nhân nhập cư tại các nhà máy.
Vụ lớn nhất liên quan đến 34 công nhân nhập cư tại King Yuan Electronics Corp. Nhà máy (KYEC factory) ở Thị trấn Zhunan của Quận Miaoli.
Ổ dịch nhỏ hơn là tại nhà máy in Topcolor Corp ở quận Zhonghe của Tân Đài Bắc. Cho đến nay, 8 công dân Việt Nam đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, CNA đưa tin.
Trong số 8 người này, 7 người đã được đưa vào các cơ sở cách ly, trong khi 1 người đang được cách ly tại nhà trong khu ký túc xá của mình, theo Cục các vấn đề lao động Đài Loan (LAB).
41 công nhân nước ngoài khác trong nhà máy đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus Corona chủng mới, trong khi vẫn còn 8 người khác vẫn chưa được xét nghiệm.
Các công nhân phàn nàn với LAB rằng ngay cả sau khi 8 công nhân được chẩn đoán mắc COVID-19, công ty đã cho họ trở về cùng ký túc xá với các nhân viên khác, gây ra lo ngại sẽ bị lây nhiễm thêm, tờ Liberty Times cập nhật thêm thông tin về vụ việc.
Nhà máy in Topcolor Corp kể từ đó đã bị đình chỉ hoạt động. Tại cuộc họp báo cùng ngày, Thị trưởng thành phố Tân Đài Bắc, Hou Yu-ih nói rằng những công nhân nhập cư có kết quả xét nghiệm dương tính nên được cách ly ngay lập tức tại nhà và nếu công ty không thể cung cấp đủ nhà ở, thành phố có thể giúp chuyển họ đến trung tâm kiểm dịch.
Ông Hou nhấn mạnh rằng nếu một công ty không tuân thủ các quy trình phòng chống dịch bệnh với nhân viên nước ngoài của mình, họ có thể bị phạt từ 60.000 Đài tệ đến 30.000 Đài tệ và tước giấy phép thuê lao động nhập cư.
(Theo Báo Giao Thông)
Hàng loạt tỉnh thành cách ly y tế người đến từ TPHCM
Thêm 2 tỉnh tạm dừng các chuyến bay tới TP HCM
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản thống nhất chủ trương về việc tạm dừng chuyến bay từ sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), Pleiku (Gia Lai) đi đến TP HCM và ngược lại.
Bộ GTVT giao Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương thông báo đến hãng hàng không Việt Nam, các cơ quan, đơn vị liên quan đến việc khai thác các chuyến bay từ TP HCM đi đến sân bay Vân Đồn, Pleiku để biết và thực hiện.
Thời gian áp dụng tạm dừng các chuyến bay từ TP HCM đến 2 sân bay địa phương nêu trên là từ 0 giờ ngày 5-6-2021 cho đến khi có thông báo mới.
Ngoài ra, Cục Hàng không chủ trì, phối hợp với Cục Y tế GTVT và các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Gia Lai theo dõi tình hình dịch bệnh để có điều chỉnh khai thác vận tải hàng không đi đến sân bay Vân Đồn, Pleiku kịp thời.
Trước đó, Bộ GTVT đã có văn bản ý kiến thống nhất chủ trương về việc tạm dừng các chuyến bay từ TP Hải Phòng đi TP HCM và ngược lại từ ngày 5-6 cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát theo đề xuất của lãnh đạo UBND TP Hải Phòng.
Lý do được TP Hải Phòng đưa ra bởi tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, kể từ 0 giờ ngày 31-5, TP HCM đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Riêng Quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) thực hiện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Trong khi đó, TP Hải Phòng cũng đã áp dụng các biện pháp cách ly y tế tập trung theo quy định (21 ngày) đối với người đến/về Hải Phòng từ các khu vực, điểm dịch và vùng phong tỏa thực hiện theo Chỉ thị 16/CT-TTg; áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà theo quy định (14 ngày) đối với người đến/về Hải Phòng từ các khu vực còn lại thuộc TP.HCM.
(Theo Người Lao Động)
.tabcorona{word-spacing:-5px;border-bottom:1px solid #e4e4e4}.tabcorona .tablinks{display:inline-block;padding:10px 15px;color:#666;font-size:14px;border:1px solid #e4e4e4;border-bottom:0;cursor:pointer;word-spacing:0}.tabcorona .tablinks.active{font-weight:700;color:#f45d40;border:1px solid}Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/cap-nhat-56-benh-nang-len-nguy-kich-vi-so-covid-19-kh...