Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn

Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn
Do hệ thống tưới tiêu chưa đáp ứng được yêu cầu chủ động nước tưới cho rau màu, nên lúa vẫn được trồng trên các diện tích đất không thích hợp và vì thế năng suất lúa thấp và bấp bênh. Ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đang nỗ lực áp dụng nhiều phương pháp hiện đại vào sản xuất lúa.

Sản xuất lúa qui mô nhỏ, năng suất bấp bênh

Tại Hà Tĩnh, lúa vẫn là cây trồng chính. Các hệ thống cây trồng chính bao gồm hai vụ lúa; 1 vụ lúa - 1 vụ rau màu; chuyên rau màu các loại (ngô, đậu đỗ các loại, cây có củ, rau các loại). Vì hệ thống tưới tiêu chưa đáp ứng được yêu cầu chủ động nước tưới cho rau màu, nên lúa vẫn được trồng trên các diện tích đất không thích hợp và vì thế năng suất lúa thấp và bấp bênh.

Lúa vẫn được trồng trên các diện tích đất không thích hợp và vì thế năng suất lúa thấp và bấp bênh.

Sản xuất lúa hiện được thực hiện qui mô nhỏ. Các kỹ thuật ICM, IPM và SRI chưa được áp dụng nhiều. Nông dân vẫn áp dụng các chế độ bón phân thiếu cân đối, đạm được sử dụng nhiều hơn mức cần thiết. Nông dân vẫn cấy dày, 40 - 50 khóm/m2 mỗi khóm 2-3 cây đối với lúa lai (40 - 60 kg/ha), 50 - 60 khóm/m2 mỗi khóm 4-5 cây đối với lúa thuần (100 - 120 kg giống/ha).

SRI đã được đưa vào thử nghiệm tại nhiều xã tại huyện Can Lộc, Thạch Hà, Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Kỳ Anh và Cẩm Xuyên. Tuy nhiên điều kiện đồng ruộng hiện tại không thích hợp để nông dân áp dụng trên diện rộng. Mặt khác, nhiệt độ cao, nắng nóng trong mùa hè làm cho một tỷ lệ nhất định cây mạ bị chết sau khi cấy. Vì thế, cấy thưa, cấy 1 dảnh như khuyến cáo trong gói kỹ thuật SRI không đảm bảo mật độ lúa. Vì thế, việc xây dựng/hoàn thiện các gói kỹ thuật ICM, SRI phù hợp với điều kiện địa phương là cần thiết.

Ở một số nơi đã có hệ thống thu hồi nước từ cánh đồng lúa để tưới cho rau màu (bằng nguồn tự có của xã). Đây là một thực hành tốt. Tuy nhiên, hệ thống còn thô sơ, các kênh đều bằng đất và đã bị xuống cấp, làm cho nước bị thất thoát nhiều, hiệu quả chưa cao.

Áp dụng nhiều phương pháp hiện đại vào sản xuất nông nghiệp

Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (The World Bank – WB) trong khuôn khổ Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7), Hà Tĩnh đã được chuyển giao và đang áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại vào xây dựng hệ thống CSA cho lúa theo cánh đồng mẫu lớn tại huyện Thạch Hà và huyện Kỳ Anh, nhằm tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng nước, giảm phác thải và thích nghi biến đổi khí hậu theo mô hình cải thiện hệ thống tưới, tiêu cùng với thúc đẩy phát triển và ứng dụng các thực hành nông nghiệp tốt thích ứng biến đổi khí hậu (climate smart agriculture – CSA) - là một trong những giải pháp để tái cơ cấu nền nông nghiệp của tỉnh này.

Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đang từng bước xây dựng kế hoạch hoạt động cùng đối tác địa phương, xác định nhóm nông hộ tham gia (thuộc tổ chức dùng nước do hợp phần 1 xây dựng); Đánh giá, lựa chọn giống lúa và cây trồng vụ đông thích hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương (bao gồm cả việc phân tích mẫu đất, thử nghiệm so sánh, đánh giá một số giống lúa và giống cây trồng vụ đông khác nhau); Hoàn thiện qui trình kỹ thuật canh ICM và kỹ thuật canh tác bền vững khác cho lúa và cây trồng vụ đông trong điều kiện cụ thể tại địa phương (bao gồm cả việc phân tích mẫu đất, thử nghiệm so sánh, đánh giá một số kỹ thuật, qui trình kỹ thuật tưới nước và phân bón ... khác nhau).

Mô mình cánh đồng mẫu lớn cho năng suất cao.

Xây dựng và hoàn thiện qui trình xử lý, bảo quản, sơ chế sau thu hoạch; Phát triển liên kết bốn nhà; xác định các đơn vị đối tác chính tham gia liên kết 4 nhà.

Hoàn thiện qui trình xử lý xác cây trồng và sản phẩm phụ làm thức ăn chăn nuôi, sản xuất nấm ăn, che phủ đất hoặc làm phân bón hữu cơ; Hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng đồng ruộng (xây dựng hệ thống bờ thửa, hệ thống tưới tiêu, đảm bảo yêu cầu sản xuất theo cánh đồng mẫu).

Tăng cường năng lực, sản xuất và cung ứng cây/hạt giống chất lượng của các đối tượng cây trồng (lúa, cây vụ đông); Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất; Hỗ trợ nâng cấp/xây dựng hạ tầng, thiết bị phục vụ bảo quản và sơ chế sau thu hoạch, giảm thất thoát sau thu hoạch; Hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông (khoai tây, lạc, rau màu) sau 2 vụ lúa.

Tổ chức nông dân sản xuất lúa theo nhóm hộ và hỗ trợ nhóm thực hiện các hoạt động sản xuất theo hướng cánh đồng mẫu (CĐM); Tổ chức tập huấn cho nông dân áp dựng FFS; Tổ chức các buổi tham quan đồng ruộng để thảo luận hướng tới nhân rộng ứng dụng các thực hành CSA.

“Những phương pháp hiện đại, khoa học từ Dự án WB7 đang được áp dụng dần tại Hà Tĩnh. Chúng tôi đánh giá rất cao những mô hình này. Tôi tin là trong thời gian tới diện mạo nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh sẽ thay đổi, thu nhập của bà con nông dân sẽ được cải thiện” – đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh nhận định.

IPM (Integrated Pests Management) - Hệ thống quản lý dịch hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và sự biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng gây hại kinh tế”.

ICM (Integrated Crop Management) - Quản lý Cây trồng Tổng hợp. Nếu trước đây có các biện pháp Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IPM) và Quản lý Dinh dưỡng Tổng hợp (INM) thì hình thức ICM chính là sự kết hợp hài hòa của các biện pháp này.

SRI (System Rice Intensification) - Hệ thống canh tác lúa cải tiến.

PV

Nguồn tin: dantri.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây